Vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm hay vọc niêu tôm?
Câu tục ngữ vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm hay vọc niêu tôm mới đúng? Theo tìm hiểu của Nghệ ngữ thì vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm là chính xác. Tìm hiểu kỹ hơn ngay sau đây!

1. Tục ngữ vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm hay vọc niêu tôm?
Câu tục ngữ vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm rất phổ biến trong đời sống, tuy nhiên cũng có nhiều dị bản khiến các nhà nghiên cứu tốn rất nhiều giấy mực để tranh cãi. Cụ thể, điều thắc mắc là vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm hay vọc niêu tôm mới chính xác?
Theo tìm hiểu của Nghệ ngữ, câu tục ngữ vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm là chính xác. Còn các biến thể như: Vắng chủ nhà gà vọc niêu tôm, vắng chủ nhà gà sục niêu tôm hoặc vọc niêu cơm, mọc râu tôm, vọc mang tôm đều không chính xác.
Vì sao những dị bản "vọc, "sục" trên không đúng? Vì theo nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Công thì: Niêu tôm không phải là thứ mồi gà ưa thích, gà cũng không biết mở, vọc, sục gì. Nên viết "gà vọc niêu tôm", "gà sục niêu cơm" là chưa hợp lý.
>>>Đọc thêm: Đơn phương độc mã hay đơn thương độc mã mới đúng?
2. Tục ngữ vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm là gì?
Theo tác giả Hoàng Tuấn Công, câu tục ngữ "vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm" đang xét lại có mối quan hệ so sánh. Cụ thể:
Vắng chủ nhà, gà mọc đuôi tôm được được hiểu là: Khi vắng chủ nhà thì trẻ con cũng giống như gà mới mọc đuôi tôm - Trẻ con quậy phá, nghịch ngợm nhất khi vắng bố mẹ, còn gà con quấy phá nhất thời điểm tách mẹ, mọc đuôi tôm.
Nghĩa rộng hơn, câu tục ngữ này ám chỉ tất cả những hành động, việc làm quá trớn, khi không có người đứng đầu cai quản.
Như vậy, khi thắc mắc vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm hay vọc niêu tôm thì câu đúng là gà mọc đuôi tôm. Cách lý giải này của tác giả Hoàng Tuấn Công là chính xác bạn nhé!
Tổng hợp bởi Nghengu.vn
Tags: hỏi đáp tiếng nghệ
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Viết xà quầng hay xà quần đúng? Nghĩa cụ thể là gì?
-
Dóng hàng hay gióng hàng? Khi nào viết gióng hay dóng?
-
Viết thứ bảy hay thứ bẩy? Bảy mươi hay bẩy mươi? Bảy hay bẩy?
-
Quài hay hoài? Hoài luôn hay quài luôn mới đúng chính tả?
-
Viết chỉ trỏ hay chỉ chỏ đúng? Phân biệt trỏ và chỏ
-
Nước chảy xiết hay chảy siết mới đúng chính tả?
-
Viết rụt rè hay dụt dè, rè rặt hay dè dặt? Phân biệt rè và dè
-
Điều hay đều? Biết đều hay biết điều? Điều có hay đều có?
-
Sục là gì trên Facebook? Nên hiểu nghĩa sao cho đúng?
-
Viết sắp nhỏ hay xấp nhỏ mới đúng chính tả? Nghĩa là gì?
-
Nhớ man mán hay mang máng? Nghĩa cụ thể là gì?