Quá trớn hay quá chớn? Cà trớn hay cà chớn đúng?
Trong tiếng Việt, trớn hay chớn dễ gây nhầm lẫn tr/ch như trường hợp viết quá trớn hay quá chớn, cà trớn hay cà chớn, mớn trớn hay mơn chớn? Bài viết sau sẽ giải đáp chi tiết!
1. Quá trớn hay quá chớn?
Với trường hợp này thì bạn đọc cần nhớ viết quá trớn - viết tr mới đúng chính tả. Còn cách viết quá chớn - viết ch là sai, do nhầm lẫn tr/ch như trường hợp trơn tru hay chơn chu.
Cụ thể, quá trớn là tính từ có nghĩa "quá mức, quá giới hạn cho phép". Ví dụ: đùa quá trớn, ăn nói quá trớn... Từ "quá trớn" đồng nghĩa với "quá đà".
Trên báo chí, bạn đọc cũng sẽ thấy nhiều bài báo dùng từ này như sau:
-
Bạn trai hay đùa quá trớn khiến tôi bực mình
-
Anh hại em vì đùa quá trớn
-
Ronaldo ăn vạ quá trớn trong trận thua Juventus
2. Cà trớn hay cà chớn?
Với trường hợp này thì viết cà chớn mới đúng. Vậy cà chớn là gì? Cà chớn là phương ngữ miền Nam có nghĩa "không đáng tin lắm từ lời nói đến hành động".
Một số ví dụ dùng từ cà chớn trên báo chí như:
-
Tình yêu ơi, ăn 'khổ qua cà chớn' cho đời bớt khổ!
-
Lý Hải, Minh Hà cinetour ở Úc; Thanh Thủy vào vai 'cà chớn'
-
Cặp đôi 'cà chớn' xả 120 tấn nước để trả thù chủ nhà
-
Võ sĩ nhảy múa cà chớn bị đối thủ tung một đòn hạ knock-out
-
Võ sĩ thi đấu kiểu cà chớn bị đấm không trượt phát nào
3. Mơn trớn hay mơn chớn?
Với trường hợp này thì viết mơn trớn là đúng chính tả. Cụ thể, mơn trớn là động từ có 2 nghĩa sau:
-
Chỉ hành động vuốt ve nhẹ, cốt để gây cảm giác dễ chịu, thích thú. Ví dụ: vuốt ve mơn trớn
-
Chỉ việc dùng lời nói, thái độ tác động nhẹ nhàng đến tình cảm, cốt làm cho thích thú, vừa lòng. Ví dụ: giọng mơn trớn
Như vậy, các từ viết đúng chính tả là quá trớn, cà chớn, mơn trớn bạn nhé. Nếu còn thắc mắc bạn hãy nhắn tin qua Facebook tiếng Nghệ để chúng tôi giải đáp nhé!
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Làm lốt hay nốt, xin lốt hay nốt đúng chính tả?
-
Rứa thâu là gì trong tiếng Nghệ? Ví dụ về từ rứa thâu
-
Méc hay mét khác nhau thế nào? Méc mẹ hay mét mẹ?
-
Gia lộc hay ra lộc đúng? Cách phân biệt gia hay ra chi tiết
-
Phân biệt nhằm hay nhầm chính xác nhất theo từng ví dụ
-
Gãy hay gẫy mới đúng chính tả tiếng Việt?
-
Băn khoăn hay bâng khuâng khác nhau như thế nào?
-
Viết thí dụ hay ví dụ đúng? Khi nào dùng ví dụ/thí dụ?
-
Viết ỷ y hay ỉ i? Ỉ lại hay ỷ lại đúng chính tả tiếng Việt?
-
Viết kỹ càng hay kĩ càng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Nuông chìu hay nuông chiều? Chiều ý hay chìu ý đúng?