Viễn vông hay viển vông đúng? Nên viết từ nào phù hợp hơn?
1. Viết viễn vông hay viển vông?
Viễn vông hay viển vông là trường hợp từng gây rất nhiều tranh cãi trên báo chí. Cuối cùng, cách viết đúng được nhiều người công nhận đó là viển vông (viết dấu hỏi). Cụ thể hơn, từ này xuất hiện trong nhiều từ điển như sau:
-
Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê viết: Viển vông là tính từ có nghĩa không thiết thực, hết sức xa rời thực tế. Ví dụ: Mơ ước viển vông; toàn nói những chuyện viển vông. Từ viển vông đồng nghĩa với hão huyền.
-
Từ điển chính tả của NXB Từ điển bách khoa - Trung tâm từ điển học cũng ghi nhận cách viết viển vông.
-
Từ điển chính tả tiếng Việt của Nguyễn Trọng Báu cũng ghi nhận từ viển vông với nghĩa xa rời thực tế, chẳng thiết thực gì cả.
-
Từ điển Việt Hán của GS Đinh Gia Khánh cũng ghi nhận từ viển vông.
Hoặc trên báo chí, chúng ta cũng dễ dàng tìm thấy nhiều bài báo dùng "viển vông" như sau:
-
'Học Lý, Hóa, Sinh để bớt mơ mộng viển vông'
-
'Lương trung bình mua được nhà phố là mơ mộng viển vông'
-
Kế hoạch định cư sao Hỏa của Musk bị chê 'viển vông'
Như thế, rất nhiều sách từ điển tiếng Việt lẫn báo chí chính thống đều viết là “viển vông” (viển dấu hỏi) chứ không phải “viễn vông” (viễn dấu ngã).
>>>Tìm hiểu thêm: Thực sự hay thật sự đúng? Nên viết thật sự hay thực sự?
2. Điều thú vị đằng sau từ viển vông
Theo nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Công, thực ra từ viển vông là biến âm của “viễn vọng” nghĩa là "trông xa".
Cụ thể, từ viễn vọng ngoài nghĩa gốc là nhìn ra nơi xa thì từ “viễn vọng” có nghĩa bóng là “ảo tưởng”, trông chờ vào cái gì đó quá xa vời, không thực tế. Trong các từ điển sau đều ghi nhận:
-
Từ điển Việt-Hán cho biết viễn vọng gồm 2 nghĩa là nhìn xa và ảo tưởng.
-
Việt Nam tự điển cũng ghi nhận từ viễn vọng có 2 nghĩa là trông xa và mong mỏi chuyện xa xôi.
Cũng theo nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Công, cách viết hợp lý nhất là viển vông (dấu hỏi) như chúng ta vẫn sử dụng hiện nay. Tuy vậy, trong từ điển nên giải thích rõ nguồn gốc từ viển vông và đưa ra lời khuyên dùng thống nhất là “viển vông” thay vì “viễn vông”.
Kết lại, với thắc mắc viễn vông hay viển vông thì bạn đọc cứ nói/viết viển vông (dấu hỏi) nha. Những cũng nên nhớ nguồn gốc từ này là "viễn vọng" để hiểu rõ hơn nhé. Hãy để lại bình luận nếu bạn còn thắc mắc khác nha!
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Lười nhác hay lười nhát viết đúng? Phân biệt nhát và nhác
-
Mặc khác hay mặt khác từ nào đúng chính tả tiếng Việt?
-
Sổng chuồng hay xổng chuồng? Viết sổng hay xổng là đúng chính tả?
-
Xêm xêm là gì? Viết xêm xêm hay sêm sêm mới đúng chính tả?
-
Giòn hay dòn? Rán giòn hay dòn, giòn tan hay dòn tan?
-
7 bài thơ ngắn hay về triết lý cuộc sống của tác giả Thái Bá Tân
-
Giòn giã hay ròn rã hay dòn dã viết đúng chính tả tiếng Việt?
-
Nghĩ hay nghỉ? Cách phân biệt nghĩ hay nghỉ chi tiết
-
Bán đắt hay đắc đúng chính tả? Cách phân biệt đắt hay đắc
-
Top 7 địa chỉ cho thuê xe máy ở TP Vinh (Nghệ An) tốt nhất
-
Cập nhật giá thuê xe 4 chỗ tại Vinh (Nghệ An) mới nhất