Chuyện người Nghệ kể: Buổi cày khó quên
Quê tôi có nhiều hói (suối), độ tháng tư âm lịch, tiểu mạn nước ngập lút bờ. Còn ngày thường mực nước ngang thắt lưng người lớn.
Được trời phú, thiên nhiên ưu đãi quê tôi có nhiều cánh đồng chạy dài theo bờ hói, đất đai màu mỡ phì nhiêu, bốn mùa hoa màu tươi tốt. Gọi là đất xe. Ví như: xe Phúc vận, xe cầu trai, xe chộông cao...
Không biết ai đặt tên? Đặt tự bao giờ, lớn lên tôi đã nghe địa danh này rồi. Hồi nhỏ chăn trâu ở đây, tôi thấy những bánh xe to đùng đường kính khoảng 4 - 5 mét gì đó, được kết nối bằng những vòng tròn hơi nghiêng về một bên, giữa có trục quay, gắn vào một giá đỡ chắc chắn, xung quanh có những vĩ được đan bằng những nan tre vuông vuông, những ống tre bằng bắp chân một đầu bít kín đầu còn lại cắt vát. Tất cả được kết chặt vào bánh xe bằng dây mây. Dòng chảy của hói, đập vào vĩ, đẩy bánh xe quay chầm chậm, đều đều nước được múc đầy ống từ từ đưa lên cao, rồi tự động trút xuống máng nước đặt dưới nền đất chảy vào ruộng.
Bánh xe cứ quay đều đêu chầm chậm kêu è è suốt ngày trong mùa lấy nước tưới tiêu. Không biết nhà phát minh nào làm ra cái xe nác (nước) này cũng hay, nó thay thế biết bao con người, đỡ vất vả, tiết kiệm được vô số thời gian, bớt gánh nặng cho người nông dân sớm khuya tát nước bằng gàu sòng, gàu giai.. bao thi sĩ viết lên những câu thơ sâu lắng: "Hôm quá tát nước bên đình. Để quên chiếc áo bên canh hoa sen"...
Sáng nay cày đất lạc (đậu phộng) tại xe Phúc vận, có cả mấy chị, mấy o đi làm cỏ khoai cánh đồng bên cạnh. Đoàn người càng đông vui,phấn chấn hơn, khi có thêm tiếng cười khúc khích của cánh phụ nữ. Đàn ông vai vác cày,tay cầm dây thừng đắt tru (trâu), miệng nói oang oang đủ mọi chuyện. Bỗng trời đổ mưa, mọi người lục đục, mang vội áo mưa kẻo ướt lạnh. Chẳng mấy chốc đến hói.
Cánh phụ nữ leo theo chiếc cầu tre lắt lẻo, gâp ghềnh bắc qua hói sang cánh đồng khoai lang xanh mướt ,dập giờn trong gió, lất phất mưa. Hội đàn ông lúi húi cởi cùn (quần) đùi vắt lên cổ dục tru lội quá hói ai đó cất tiếng: Lạnh lắm mấy ôông ơi! thun mất rùi....! Lên bờ moi người lại vội vã mặc cùn, áo mưa vẫn để nguyên, vì trời đang mưa nặng hạt.
Đến cánh đồng mọi người thao tác nhanh gọn đâu vào đấy. Những con tru béo mộng đủng đỉnh kéo cày, bước đều đều, người nào cũng cầm chắc cày,tay còn lại cầm chạc mụi (dâythừng) miệng luôn hô to : tắc....tắc.. (đi sang phải), vènh...vènh... (đi sang trái ). Từng luống đất được lật lên phăng phăng, ưỡn mình đen thâm thẩm dưới trời mưa. Ai đi cày đều biết, một chân bước trên phần đất nguyên, chân còn lại buộc phải bước dưới luống cày, có như thế đường cày không bị lỗi. Dáng người bước khập khiễng, thủng thỉnh đi đằng sau cơn trâu.
Được chừng phân nửa thửa ruộng, trời tạnh mọi người lại hè nhau cởi áo mưa khỏi vướng.
Không biết chuyện gì mà mấy bà bên ruộng khoai cười lớn, sặc sụa, đấm lưng nhau thùm thụp... cười như nắc nẻ, chảy cả nước mắt... cứ chỉ trỏ sáng cánh đàn ông cày bên ni (này). Có chị ôm bụng cười lăn xuống ruộng ,gượng dậy không nổi. Ngược lại cánh đàn ôông vô tư, chuyện trò rổn rảng. Không để ý.
Chị X mạnh bạo chạy sang ghé mồm sát tai ôông L nói thì thầm gì đó.
Ông L: họ.....họ( dừng lại) con tru đứng yên. Cố( ôông gọi kính trọng) M ..quên mặc cùn nạy giừ hèn chi mấy bà cười rân rứa, chắc chộ hết rùi chơ mô nựa! Coi tề thằng "nhỏ" cứng như lẻ củi hết đập bên ni, va bên tê giừ ký háng cố đỏ lự rồi tề! Mọi người đổ dồn con mắt về cố M, cười rần rần vang cả cánh đồng.
Họ...họ..con tru dừng lại, cố M cười hề hề đứng như trời trồng nhìn xuống rồi lẩm bẩm: cười kẻ tra (già,) mần chi cho tội, ai cụng một cấy cả, giôồng chắc hết.
Rồi cố thủng thẳng kéo cái cùn cột quên ở cổ từ từ mặc vào. Tiếp tục buổi cay đang dở tắc...tắc...vènh.
Gần 50 năm nhiều người trong buổi cày hôm đó và cố M không còn nữa ,nhưng trong lòng người dân quê tôi khó quên một kỷ niệm xa xưa.
Không biết ai đặt tên? Đặt tự bao giờ, lớn lên tôi đã nghe địa danh này rồi. Hồi nhỏ chăn trâu ở đây, tôi thấy những bánh xe to đùng đường kính khoảng 4 - 5 mét gì đó, được kết nối bằng những vòng tròn hơi nghiêng về một bên, giữa có trục quay, gắn vào một giá đỡ chắc chắn, xung quanh có những vĩ được đan bằng những nan tre vuông vuông, những ống tre bằng bắp chân một đầu bít kín đầu còn lại cắt vát. Tất cả được kết chặt vào bánh xe bằng dây mây. Dòng chảy của hói, đập vào vĩ, đẩy bánh xe quay chầm chậm, đều đều nước được múc đầy ống từ từ đưa lên cao, rồi tự động trút xuống máng nước đặt dưới nền đất chảy vào ruộng.
Bánh xe cứ quay đều đêu chầm chậm kêu è è suốt ngày trong mùa lấy nước tưới tiêu. Không biết nhà phát minh nào làm ra cái xe nác (nước) này cũng hay, nó thay thế biết bao con người, đỡ vất vả, tiết kiệm được vô số thời gian, bớt gánh nặng cho người nông dân sớm khuya tát nước bằng gàu sòng, gàu giai.. bao thi sĩ viết lên những câu thơ sâu lắng: "Hôm quá tát nước bên đình. Để quên chiếc áo bên canh hoa sen"...
Sáng nay cày đất lạc (đậu phộng) tại xe Phúc vận, có cả mấy chị, mấy o đi làm cỏ khoai cánh đồng bên cạnh. Đoàn người càng đông vui,phấn chấn hơn, khi có thêm tiếng cười khúc khích của cánh phụ nữ. Đàn ông vai vác cày,tay cầm dây thừng đắt tru (trâu), miệng nói oang oang đủ mọi chuyện. Bỗng trời đổ mưa, mọi người lục đục, mang vội áo mưa kẻo ướt lạnh. Chẳng mấy chốc đến hói.
Cánh phụ nữ leo theo chiếc cầu tre lắt lẻo, gâp ghềnh bắc qua hói sang cánh đồng khoai lang xanh mướt ,dập giờn trong gió, lất phất mưa. Hội đàn ông lúi húi cởi cùn (quần) đùi vắt lên cổ dục tru lội quá hói ai đó cất tiếng: Lạnh lắm mấy ôông ơi! thun mất rùi....! Lên bờ moi người lại vội vã mặc cùn, áo mưa vẫn để nguyên, vì trời đang mưa nặng hạt.
Đến cánh đồng mọi người thao tác nhanh gọn đâu vào đấy. Những con tru béo mộng đủng đỉnh kéo cày, bước đều đều, người nào cũng cầm chắc cày,tay còn lại cầm chạc mụi (dâythừng) miệng luôn hô to : tắc....tắc.. (đi sang phải), vènh...vènh... (đi sang trái ). Từng luống đất được lật lên phăng phăng, ưỡn mình đen thâm thẩm dưới trời mưa. Ai đi cày đều biết, một chân bước trên phần đất nguyên, chân còn lại buộc phải bước dưới luống cày, có như thế đường cày không bị lỗi. Dáng người bước khập khiễng, thủng thỉnh đi đằng sau cơn trâu.
Được chừng phân nửa thửa ruộng, trời tạnh mọi người lại hè nhau cởi áo mưa khỏi vướng.
Không biết chuyện gì mà mấy bà bên ruộng khoai cười lớn, sặc sụa, đấm lưng nhau thùm thụp... cười như nắc nẻ, chảy cả nước mắt... cứ chỉ trỏ sáng cánh đàn ông cày bên ni (này). Có chị ôm bụng cười lăn xuống ruộng ,gượng dậy không nổi. Ngược lại cánh đàn ôông vô tư, chuyện trò rổn rảng. Không để ý.
Chị X mạnh bạo chạy sang ghé mồm sát tai ôông L nói thì thầm gì đó.
Ông L: họ.....họ( dừng lại) con tru đứng yên. Cố( ôông gọi kính trọng) M ..quên mặc cùn nạy giừ hèn chi mấy bà cười rân rứa, chắc chộ hết rùi chơ mô nựa! Coi tề thằng "nhỏ" cứng như lẻ củi hết đập bên ni, va bên tê giừ ký háng cố đỏ lự rồi tề! Mọi người đổ dồn con mắt về cố M, cười rần rần vang cả cánh đồng.
Họ...họ..con tru dừng lại, cố M cười hề hề đứng như trời trồng nhìn xuống rồi lẩm bẩm: cười kẻ tra (già,) mần chi cho tội, ai cụng một cấy cả, giôồng chắc hết.
Rồi cố thủng thẳng kéo cái cùn cột quên ở cổ từ từ mặc vào. Tiếp tục buổi cay đang dở tắc...tắc...vènh.
Gần 50 năm nhiều người trong buổi cày hôm đó và cố M không còn nữa ,nhưng trong lòng người dân quê tôi khó quên một kỷ niệm xa xưa.
Tác giả: NGUYỄN GIA BÌNH
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Sức thuốc hay xức thuốc đúng? Phân biệt sức hay xức
-
Giòn giã hay ròn rã hay dòn dã viết đúng chính tả tiếng Việt?
-
Viết tỷ hay tỉ đồng đúng? Khi nào viết tỉ hay tỷ?
-
Chọn vẹn hay trọn vẹn đúng chính tả? Phân biệt trọn & chọn
-
Chịu nổi hay chịu nỗi? Chịu không nổi hay chịu không nỗi?
-
Phân biệt dồ hay rồ, bị dồ hay bị rồ, phát rồ hay phát dồ?
-
Rứa thâu là gì trong tiếng Nghệ? Ví dụ về từ rứa thâu
-
Làm lốt hay nốt, xin lốt hay nốt đúng chính tả?
-
Viết cái hủ hay cái hũ đúng? Phân biệt hủ hay hũ chi tiết
-
Không nỗi hay không nổi viết đúng? Mẹo phân biệt nỗi hay nổi
-
Méc hay mét khác nhau thế nào? Méc mẹ hay mét mẹ?