Top 9+ trường hợp nhầm giữ hay dữ và cách phân biệt

Thứ ba - 01/07/2025 22:22

Trong tiếng Việt, nhầm lẫn d và gi rất phổ biến. Như trường hợp giữ hay dữ thì viết giữ nguyên hay dữ nguyên, dữ dội hay giữ dội, giữ chỗ hay dữ chỗ... Mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

giu hay du
 

 

1. Giữ nguyên hay dữ nguyên?


Từ viết đúng chính tả là "giữ nguyên". Trong đó:
 
  • Giữ là "làm cho vẫn nguyên như vậy, không thay đổi"

  • Nguyên là "được giữ hoàn toàn như thế, không có gì khác đi, không có gì thay đổi"


Giữ nguyên là giữ hoàn toàn như cũ, không thay đổi bất cứ thứ gì khác.

>>>Xem thêm: Dữ tợn hay giữ tợn viết đúng?

 

2. Giữ chỗ hay dữ chỗ? Giữ đồ hay dữ đồ?


Đáp án đúng ở đây là "giữ chỗ", "giữ đồ". Từ "giữ" ở đây nghĩa là "trông coi, để ý đến để không bị mất mát, tổn hại".
 
  • Giữ chỗ: trông coi chỗ ngồi, chỗ đứng cho người khác

  • Giữ đồ: trông coi đồ đạc
     

3. Giữ liệu hay dữ liệu?


Từ viết đúng là "dữ liệu" với 2 nghĩa:
 
  • Số liệu, tư liệu được dựa vào để giải quyết một vấn đề

  • Những thông tin như văn bản, số liệu, âm thanh, hình ảnh, v.v. được biểu diễn trong máy tính dưới dạng quy ước, nhằm tạo sự dễ dàng cho việc lưu trữ, xử lý.
     

4. Giữ vậy sao hay dữ vậy sao? Giữ chưa hay dữ chưa?

giu nguyen hay du nguyen


Với trường hợp này thì bạn đọc cần viết là "dữ vậy sao", "dữ chưa". Từ "dữ" ở đây là phương ngữ có nghĩa "(sự việc diễn ra, biểu hiện ra) có cường độ rất mạnh, ở mức độ cao khác thường".
 
  • Dữ vậy sao: Thường đặt cuối câu bày tỏ cảm thán: Chuyện dữ vậy sao, bệnh dữ vậy sao...

  • Dữ chưa: Thường đặt cuối câu với ý "để châm biếm, mỉa mai, “cạn lời” trước hành động đi ngược lại với kỳ vọng ban đầu". Ví dụ: đẹp mặt dữ chưa

 

5. Giữ lại hay dữ lại?


Từ viết đúng chính tả là "giữ lại". Từ "giữ" ở đây có nghĩa là "làm cho ở nguyên tại vị trí nào đó, không có sự di động, di chuyển".

Ví dụ: giữ lại không cho về

 

6  Giận dữ hay giận giữ? Giữ dằn hay dữ dằn? Hung dữ hay hung giữ?

 

Các trường hợp này thì bạn đọc cần viết là "giận dữ", "dữ dằn", "hung dữ" mới đúng chính tả nha.
 

  • Giận dữ: giận lắm, thể hiện rõ qua thái độ, vẻ mặt hoặc trạng thái, khiến người khác phải sợ

  • Dữ dằn: (dáng vẻ, điệu bộ, v.v.) trông rất dữ, khiến người ta phải sợ

  • Hung dữ: sẵn sàng gây tai hoạ một cách đáng sợ


Ở trên là 9 trường hợp thường gây nhầm lẫn giữa giữ hay dữ, bạn đọc cần nhớ để tránh nhầm lẫn nha. Nếu còn thắc mắc bạn hãy nhắn tin qua Facebook tiếng Nghệ nhé!
 

Viết bởi www.nghengu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây