Ngộp hay ngợp? Ngộp thở hay ngợp thở viết đúng?

Thứ năm - 06/06/2024 02:49

Ngộp hay ngợp là cặp từ thường gây nhầm lẫn khi viết. Vậy phân biệt ngợp và ngộp như thế nào? Từ ngợp/ngột có phải tiếng Nghệ không? Tìm hiểu ngay nhé!

ngop hay ngop
Ngộp và ngợp thường gây nhầm lẫn.

 

1. Ngộp hay ngợp viết đúng chính tả?


Ngộp hay ngợp từ nào viết đúng? Đáp án là cả ngộp và ngợp đều viết đúng chính tả nhé. Cụ thể, trong từ điển tiếng Việt đều ghi nhận từ ngộp/ngợp có nghĩa, trong đó có một nghĩa giống nhau. Cụ thể hơn chúng ta hãy phân biệt hai từ này như bảng sau:
 

Bảng phân biệt ngộp/ngợp

Ngộp

Ngợp

Nghĩa 1: Ngạt. Ví dụ: Ngộp thở, chết ngộp

Nghĩa 1: có cảm giác như chóng mặt và sợ hãi, khi bỗng nhiên cảm thấy mình thật nhỏ bé và bất lực trước cái gì đó quá lớn, quá cao, quá rộng. Ví dụ: càng lên cao càng thấy ngợp

Nghĩa 2: có nghĩa như từ ngợp. Ví dụ: lên cao thấy hơi ngộp

Nghĩa 2: chiếm đầy khắp, như bao trùm cả không gian, gây cảm giác như thấy mình thật bé nhỏ. Ví dụ: khói lửa ngợp trời


>>>Xem thêm: Con quốc hay cuốc
 

2. Ngộp thở hay ngợp thở? Choáng ngộp hay choáng ngợp?

ngop tho hay ngop tho
Ngộp thở, choáng ngợp!



Từ bảng phân biệt ngộp hay ngợp trên chúng ta dễ dàng phân biệt khi nào dùng ngộp, khi nào dùng ngợp. Cụ thể hơn tiếng Nghệ đã tổng hợp bảng sau để bạn đọc tiện tham khảo.
 

Ngộp/ngợp

Thắc mắc thường gặp

Cách viết đúng

ngộp thở hay ngợp thở

ngộp thở

choáng ngộp hay choáng ngợp

choáng ngợp

ngợp thở hay ngộp thở

ngộp thở

choáng ngộp hay choán ngợp

choáng ngợp

 

3. Ngợp là gì trong tiếng Nghệ?


Trong bài viết Từ "ngợp" có nghĩa chi trước đây tác giả Nguyễn Bá Vượng đã giải thích từ ngợp trong tiếng Nghệ có nhiều nghĩa như sau:
 

  • "Ngợp" một từ ở Nghệ Tĩnh dùng trong rất nhiều trường hợp một cách phong phú và  biến hóa.

  • "Ngợp" trong cụm từ "choáng ngợp" phổ thông nghĩa hoàn toàn khác trong rất nhiều trường hợp với "ngợp" của phương ngữ Nghệ Tĩnh.

  • Nhìn con nớ "ngợp" thật đó là sự "choáng ngợp" giống phổ thông.

  • "Cờ bay ngợp trời" chữ "ngợp" này lại đồng nghĩa với chữ "rợp".


Kết lại, ngộp hay ngợp vẫn có thể thay thế trong một vài ngữ cảnh như: lên cao thấy ngộp/ngợp. Nhưng hai từ này không thể thay thế ở các ngữ cảnh khác. Bạn đọc nhớ lưu lại bảng trên để tiện tham khảo nhé!
 

Tổng hợp bởi www.nghengu.vn
 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây