Câu lạc bộ Nghệ ngữ: điểm hẹn thú vị của người Nghệ

Thứ sáu - 22/11/2019 02:49
Tiếng Nghệ (Nghệ ngữ) đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống người Nghệ Tĩnh (Nghệ An và Hà Tĩnh). Đặc biệt với những người xứ Nghệ xa quê, Nghệ ngữ càng trở nên gắn bó, và nói như nhà thơ Hoàng Cát dù ở đâu thì cũng “rành sèm tiếng Nghệ”. Có lẽ bởi vậy mà khi Câu lạc bộ Nghệ ngữ ra đời đã quy tụ được đông đảo bà con người Nghệ tứ xứ, tính đến nay con số thành viên của câu lạc bộ này đã lên tới 118.068 thành viên (vào ngày 22/11/2019).

Đến Câu lạc bộ Nghệ Ngữ để đỡ thèm tiếng Nghệ
 

naukhoai

Đoạn văn đó bác Vượng viết hoàn toàn bằng Nghệ ngữ - nếu người ngoài xứ Nghệ Tĩnh chắc hẳn sẽ thắc mắc đây là tiếng nước nào mà lạ thế? Nhưng với riêng người xứ Nghệ được nghe tiếng Nghệ, giọng Nghệ là một thức quà ấm áp lạ lùng.

Có tham gia Câu lạc bộ Nghệ ngữ mới thấy ở đây quy tụ nhiều nhân tài tiếng Nghệ. Những cái tên như Nam Nguyễn, Từ Công Hải, Nguyễn Đình Hoàng,  Ái Quê, Thế Mạnh, Nguyễn Mỹ Mậu… đưa đến cho bà con xứ Nghệ những bài thơ viết bằng tiếng Nghệ rất thú vị. Đó là cái tếu táo, vui cười mà châm biếm sâu cay của tác giả Nam Nguyễn (người Hương Khê, Hà Tĩnh), đó là nét hoài cổ, gợi nhớ lại cuộc sống thời chưa 4.0 của tác giả Nguyễn Đình Hoàng (quê ở Nghệ An), hay đó còn là những bài thơ giải nghĩa tiếng Nghệ đặc sắc của bác Từ Công Hải (quê ở Hà Tĩnh)… Hay rất nhiều tác giả mà ở đâu đó trên mọi miền đất nước này, vì xa quê, vì nhớ tiếng Nghệ, nhớ bụi tre bụi hóp để rồi viết nên những đoạn thơ văn độc đáo vô cùng.

Ví dụ đọc đoạn thơ bằng tiếng Nghệ của bác Nguyễn Đình Hoàng càng thấm thía cuộc sống của người xứ Nghệ quê ta:

Kỳ bại cứt ga ngoài cươi tau chưa bỏ mồm vô là nưng ở đó
Mấy đứa bay cự rang ló ăn trắt rác cả nhà
Khoai thì nấu cả sùng hà không sèm gọt
Tru thả rông ở đôồng trọt nỏ đứa mô chịu ngong


Có từng nớ côông mà bày mần nỏ xong
Cự để tau nói cả ngay đứt hơi bỏng cổ
Nhìn con nhà ngài ta mà tau rành xấu hổ
Giỏi học hành lại cả siêng năng


Nói như trong bài giới thiệu về Câu lạc bộ Nghệ Ngữ, bác Nguyễn Bá Vượng - một admin sáng lập câu lạc bộ này đây là nơi để bà con xứ Nghệ nói chuyện với nhau bằng tiếng Nghệ: “Tất cả nhựng chi tạo nên bản sắc văn hóa xứ Nghệ - Tịnh troong đó có thơ, ca, hò, vè, ví, dặm, cúng trùa, cúng miệu, cúng đình... với sinh hoạt đời thường. Dân ta hay nói trạng, nói lái tếu táo. Đó cũng là một đặc trưng văn hóa đời thường của xứ ta. Bản sắc là tài sản văn hóa vô giá của muôn đời Tổ Tiên để lại. Tiếng Nghệ - Tịnh là phương ngự Nghệ - Tịnh. "Phương ngự là bản sắc văn hóa vùng miền. Mất bản sắc là mất văn hóa, mất văn hóa là mất dân tộc, mất dân tộc là mất nước". Cố gắng siu tìm ca dao vui, ví dặm vui, thơ ca vui, giai thoại vui ... về xứ Nghệ -Tịnh quê choa. Khi siu tầm tôn trọng nguyên bản và dị bản (khôông sửa chựa theo ý mềnh)”.
(Thèm tiếng Nghệ - Nguyễn Đình Hoàng)

Hay đơn giản là bài thơ viết từ sự kiện “đi coi bóng đá mất dép” mà đọc là chỉ biết “cười đau rọt”

Khi túi coi đá bóng
Lạc đôi dép mất rồi
Tìm toát cả mồ hôi
Mà nỏ chộ mô cả


Dép các eng, các ả
Cứ xỏ lộn tùng phèo
Dép tui mới dán keo
Tróc phía bên cẳng trái


Lưa chiếc bên cẳng phải
Quai mới dán bựa qua
Ngồi coi ở trong nhà
Ra là khung chộ nựa


Lần sau khung mần rứa
Đi cẳng đất chắc đòn
Kiếm đôi mô ngon ngon
Xỏ bù đôi bựa lạc.


(Dép tau cấy mô - Nguyễn Thư)

Rồi đến những bài thơ ứng tác nhanh như gió của những tác giả xứ Nghệ quê mình.

Thằng Phượng nhà bà tui
Vẫn vui khi dự bị
Ngồi ngoài hấn suy nghị
Mần răng để ghi bàn


Tránh cột dọc xà ngang
Hoặc thủ môn họ đẩy
Phút sáu lăm hấn thấy
Có mấy cách rành hay


(Thằng Phượng nhà bà tui - Nguyễn Đức Biểu)

 

Hay những bài thơ tình cảm sâu lắng

Sáng ni cha gọi điện vô 
Bay lo đi đón ô tô lấy quà 
Hấn chạy từ sáng bựa qua 
Triều ni chắc tới Biên Hòa cụng nên

Ngoài thùng choa có ghi tên 
Cả số điện thoại phía trên rọ ràng 
Choa hại hẳn chạy dọc đàng 
Truột chạc một cấy - lợ làng cho bay

(Qùa quê - Nam Nguyễn)

Ở Câu lạc bộ Nghệ ngữ nhân tài xứ Nghệ như được dịp “mở lòng”. Từ người già cho đến người trẻ, người đang gắn bó với xứ Nghệ cho đến người xa quê, ai ai cũng mang đến một “món” Nghệ thật độc đáo.
phoi rom 5
Ai xa xứ Nghệ mà chẳng nhớ!
 

Câu lạc bộ Nghệ Ngữ - lưu giữ ký ức người Nghệ


Không chỉ là nơi “chơi cho vui”, Câu lạc bộ Nghệ Ngữ còn là nơi gắn kết những người con xứ Nghệ và lưu giữ, gợi nhớ những ký ức của riêng người Nghệ Tĩnh. Tại đây, người Nghệ tìm thấy những hình ảnh dường như lâu lắm rồi, từ những chiếc nồi treo trên gác bếp cho đến những rổ khoai ăn với cà, từ những chiếc lưỡi cày một thời gắn bó cho đến chiếc dép đổi kem, cái bị đi chợ của mẹ, và đặc biệt là rất nhiều món ăn xứ Nghệ nhìn thấy là “thèm và nhớ” : Nhút mít, bánh ngào, mói lạc, cà mói, óc mít…
 
nhut nom

Nói như bác Nguyễn Bá Vượng trong phần nội quy câu lạc bộ: “Cố gắng viết bằng ngôn ngự Nghệ - Tịnh để nhắc lại bộ nhớ tiếng quê cho anh chị em lâu ngay khôông sôống ở quê. Bên cạnh đó một số từ và cụm từ tiếng Nghệ - Tịnh đã bị cổ hóa theo thời gian, phải được nhắc lại cho thế hệ sau biết. Mặt khác cần thiết phải bổ sung ngôn ngự Nghệ - Tịnh cho các cháu côộc rệ Nghệ -Tịnh nhưng sinh ra với nậy lên ở vùng quê khác”.

Và hơn hết, có ghé chơi Câu lạc bộ Nghệ Ngữ mới biết con người xứ Nghệ chất phác, thật thà nhưng cũng thẳng thắn “chộ răng nói rứa”. Ở nhóm có hơn 100 ngàn thành viên này ai cũng được quyền bày tỏ nỗi nhớ của mình, nhưng quan trọng hơn họ nhận được những sự chia sẻ cảm thông từ chính những người đồng hương đồng khói.

Điều đó thật đáng quý biết bao nhiêu!


 

Tác giả: NGHỆ NGỮ

Tổng số điểm của bài viết là: 85 trong 17 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 17 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây