Viết gồ ghề hay gồ gề đúng? Mẹo dùng g và gh chính xác

1. Viết gồ ghề hay gồ gề đúng chính tả?
Trong tiếng Việt, có một lỗi mà nhiều người thường gặp phải đó là nhầm lẫn g và gh. Ví dụ trường hợp nhầm gồ ghề thành gồ gề. Cụ thể, ở đây cách viết gồ ghề mới đúng chính tả, còn viết gồ gề là sai do nhầm lẫn cách dùng g/gh như trường hợp gớm hay ghớm.
Cụ thể, từ "gồ ghề" được ghi nhận trong hàng loạt từ điển uy tín sau:
-
Từ điển - Lê Văn Đức ghi nhận với nghĩa "Lông chông, lồi lõm, chỗ cao chỗ thấp".
-
Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức và Từ điển - Nguyễn Lân ghi nhận với nghĩa "mấp mô, lồi lõm".
-
Từ điển - Thanh Nghị ghi nhận với nghĩa "lồi lõm, lởm chởm".
-
Từ điển - Việt Tân ghi nhận với nghĩa "mấp mô, lồi lõm không đều".
-
Từ điển - Khai Trí ghi nhận với nghĩa "lồi lõm, không phẳng".
-
Từ điển tiếng Việt của Viên ngôn ngữ học ghi nhận với nghĩa "có nhiều chỗ nhô cao lên một cách không đều trên bề mặt".
2. Khi nào viết g hay gh?
Như Nghệ ngữ từng đề cập, về cách dùng của g/gh thì quy định là: Phụ âm kép gh sẽ đi với e, ê, i còn phụ âm đơn g sẽ đi với các chữ còn lại (a, o, ô, ơ, u, ư), ví dụ:
-
Gh: cái ghe, cái ghế, cái ghim, con ghẹ, ghé thăm.
-
G: tiếng gáy, con gà, cái gáo, hạt gạo, gõ cửa, gà gô, gỡ rối, tắm gội, chăn gối.
-
Một số từ khó: ghê gớm, ganh ghét.
-
Chữ "ghì" (vẫn theo quy tắc gh/ g như trên), do phụ âm "gh" (đọc là "gờ") và nguyên âm "i" ghép lại.
-
Chữ "gì" do phụ âm kép "gi" (đọc là "giờ", gần âm với chữ r/d) ghép với nguyên âm "i". Nhưng phụ âm kép "gi" có điểm đặc biệt là đã có chữ "i" nên thay vì viết "giì" thì sẽ viết là "gì".
Tương tự như vậy, chữ "giêng" trong "tháng giêng" do phụ âm "gi" và vần "iêng" ghép lại thành "giêng". Hoặc chữ "giẻ" trong "giẻ rách" do phụ âm "gi" và vần "e" ghép lại.
Theo tìm hiểu của chuyên mục Hỏi đáp tiếng Nghệ, "gi" và "qu" là hai phụ âm kép đặc biệt trong tiếng Việt (tạo bởi 1 phụ âm đơn và 1 nguyên âm đơn) nên có cách ghép vần đặc biệt hơn những phụ âm kép khác (ch, gh, kh, ng, ngh, nh, th, tr).
Kết lại, khi thắc mắc viết gồ ghề hay gồ gề thì bạn đọc nhớ viết gồ ghề mới đúng chính tả nhé. Nếu còn thắc mắc khác bạn hãy nhắn tin qua Facebook tiếng Nghệ để được giải đáp nha!
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Viết xà quầng hay xà quần đúng? Nghĩa cụ thể là gì?
-
Dóng hàng hay gióng hàng? Khi nào viết gióng hay dóng?
-
Viết thứ bảy hay thứ bẩy? Bảy mươi hay bẩy mươi? Bảy hay bẩy?
-
Viết chỉ trỏ hay chỉ chỏ đúng? Phân biệt trỏ và chỏ
-
Quài hay hoài? Hoài luôn hay quài luôn mới đúng chính tả?
-
Nước chảy xiết hay chảy siết mới đúng chính tả?
-
Viết rụt rè hay dụt dè, rè rặt hay dè dặt? Phân biệt rè và dè
-
Điều hay đều? Biết đều hay biết điều? Điều có hay đều có?
-
Viết sắp nhỏ hay xấp nhỏ mới đúng chính tả? Nghĩa là gì?
-
Sục là gì trên Facebook? Nên hiểu nghĩa sao cho đúng?
-
Nhớ man mán hay mang máng? Nghĩa cụ thể là gì?