Mồng hay mùng là đúng? Nên viết mùng hay mồng hay hơn?
Mồng hay mùng là 2 từ đồng nghĩa có thể dùng thay thế cho nhau. Tuy nhiên, từ mồng dùng phổ biến hơn và bạn đọc nên ưu tiên dùng từ này khi viết mồng 1, mồng 2,... Tìm hiểu chi tiết hơn ở bài viết sau!

1. Mồng hay mùng là đúng?
Như Nghệ ngữ đề cập đầu bài viết, mồng hay mùng đều đúng, đây là 2 từ đồng nghĩa có thể thay thế cho nhau như vất hay vứt. Dù nói mùng hay mồng thì người Việt Nam ở 3 miền đều hiểu đó là từ để chỉ những ngày đầu tiên trong một tháng Âm lịch.
-
Miền Bắc thì thường nói "mồng": Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy
-
Miền Nam thì thường nói "mùng": Mùng một ăn Tết tại gia, mùng Hai Tết vợ, mùng Ba Tết Thầy
Vì sao ở hai miền Nam Bắc lại có cách nói mồng, mùng khác nhau đến vậy? Theo tìm hiểu của tiếng Nghệ thì: Mùng là hiện tượng biến âm của mồng: Mồng một - mùng một, mồng tơi - mùng tơi... Ngoài ra, các từ với âm "ô" trong tiếng Việ sẽ biến thành âm "u". Ví dụ: Tông tích - tung tích, mông lung - mung lung, cống - cúng, phồng - phùng, rốn - rún...
Như vậy, mồng hoặc mùng chỉ là sự khác biệt về âm của cùng một nghĩa, để chỉ 10 ngày đầu của tháng Âm lịch. Do đó, tùy theo từng vùng mà nói/viết mồng hoặc mùng cũng đều đúng. Tuy nhiên, trên báo chí đa số sẽ thuận theo các viết phổ biến là dùng từ "mồng". Ví dụ:
-
Sản phụ gặp nguy vì kiêng sinh mồng một
-
Ai không nên ăn rau mồng tơi?
-
Mồng ba Tết thầy
Để bạn đọc tiện phân biệt, tiếng Nghệ có tổng hợp thành bảng sau:
Thắc mắc |
Từ dùng phổ biến hơn |
mồng 1 tết hay mùng 1 tết |
mồng 1 tết |
mồng tơi hay mùng tơi |
mồng tơi |
ngày mồng hay mùng |
ngày mồng |
mồng 2 hay mùng 2 |
mồng 2 |
mồng 5 hay mùng 5 |
mồng 5 |
mồng 1 |
2. Điều thú vị xoay quanh từ "mồng"
Vấn đề đặt ra, vì sao người xưa dùng từ mồng, mùng để chỉ 10 ngày đầu của tháng Âm lịch: Mồng 1, mồng 2, mồng 3, mồng 4, mồng 5, mồng 6, mồng 7, mồng 8, mồng 9, mồng 10. Mà không ai nói "mồng mười một" cả?
Theo từ điển của Viện nghiên cứu Hán Nôm công nhận "mồng" là chữ Nôm để chỉ 10 ngày đầu trong tháng. Cụ thể hơn, "mồng" được ghi bằng chữ Hán 曚, có nghĩa là "mông" trong "mông lung".
Từ "mông" ở đây nghĩa là "tối tăm", mông lung là thời điểm lúc mặt trời chưa mọc, tức là đêm còn tối tăm mù mịt. Như thế, từ "mồng" là chỉ lúc trời tối, 10 ngày đầu tiên trong tháng chưa có trăng nên gọi "mồng". Chỉ từ ngày 11 trở đi mới có trăng non, có ánh sáng thì không gọi là "mồng" nữa.
Và từ mồng là từ gốc, theo biến âm địa phương, khi vào Nam gọi là mùng.
Kết lại, viết mồng hay mùng cũng đều đúng, nhưng phổ biến hơn chúng ta nên dùng từ gốc là "mồng" nhé. Nếu còn thắc mắc bạn hãy để lại bình luận dưới bài viết này hoặc nhắn tin qua Facebook tiếng Nghệ nha!
Tags: hỏi đáp tiếng nghệ
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Viết cởi chuồng hay cởi truồng, trần chuồng hay trần truồng?
-
Thiệt hay thiệc? Thiệt thòi hay thiệc thòi? Nói thiệt hay nói thiệc?
-
Viết ỷ lại hay ỷ nại đúng? Cách phân biệt nại hay lại?
-
Viết vuột mất hay vụt mất đúng? Nên dùng từ nào phù hợp?
-
Diễu hành hay diễn hành? Diễu binh hay diễn binh đúng chính tả?
-
Thành ngữ ướt như chuột lột hay ướt như chuột lội mới đúng?
-
Sáp lại gần hay xáp lại gần? Phân biệt sáp hay xáp chi tiết
-
Khụy gối hay khuỵu gối? Khụy xuống hay khuỵu xuống?
-
Đều như vắt tranh hay vắt chanh hay vách tranh mới đúng?
-
Rải hay dải? Rải chiếu hay dải chiếu? Rải thảm hay dải thảm?
-
Viết ganh tị hay ganh tỵ? Khi nào viết tị hay tỵ?