Nắm được hay lắm được? Nắm bắt hay lắm bắt? Phân biệt nắm & lắm
Ở nước ta, có nhiều vùng nói lẫn lộn n và l, chính vì thế mà họ thường nhầm nắm được hay lắm được, nắm bắt hay lắm bắt,... Bài viết sau sẽ giúp bạn phân biệt chi tiết.
1. Nắm được hay lắm được?
Với trường hợp này, nắm được là từ dùng đúng, còn lắm được viết/nói sai do nhầm lẫn l/n như các trường hợp lốt hay nốt, lên hay nên,... mà chúng tôi từng đề cập trước đó.
Cụ thể, "nắm" là động từ có nghĩa "giữ chặt trong lòng bàn tay" - nắm được là giữ được trong tay vật gì đó, điều gì đó. Còn "lắm được" không có nghĩa.
Ví dụ dùng từ "nắm được" như sau:
-
Tiền vệ nhập tịch Singapore: 'Tôi nắm được điểm yếu của Việt Nam'
-
Mình là người nắm được, buông được
-
Mong nắm được tay chàng trai chưa từng lập gia đình
>>>Đọc thêm: Viết la lá hay na ná, lấn lá hay nấn ná đúng chính tả?
2. Nắm bắt hay lắm bắt? Phân biệt nắm hay lắm chi tiết
Tương tự, trường hợp này viết nắm bắt mới đúng chính tả, còn viết/nói lắm bắt là sai, do lối nói ngọng nhầm n và l.
Cụ thể, nắm bắt là động từ có nghĩa "nắm được, hiểu được để vận dụng, sử dụng (nói khái quát)". Ví dụ: nắm bắt thị hiếu của khách hàng, nắm bắt lấy cơ hội,...
Hoặc trên báo chí, chúng ta sẽ thấy các dùng từ này như sau:
-
Cách nắm bắt cơ hội để thành công của tư vấn viên MDRT
-
Khó tìm người yêu dù sự nghiệp ổn, biết nắm bắt tâm lý người khác
-
Chuyên gia bàn về nắm bắt thời cơ trong đầu tư
Vì hai từ nắm hay lắm thường xuyên gây nhầm lẫn, nên tiếng Nghệ đã tổng hợp lại theo bảng sau để bạn đọc tiện theo dõi.
Thắc mắc |
Từ viết đúng |
nắm rõ hay lắm rõ |
nắm rõ |
nắm chắc hay lắm chắc |
nắm chắc |
nắm vững hay lắm vững |
nắm vững |
nắm giữ hay lắm giữ |
nắm giữ |
nắm mồm hay lắm mồm |
lắm mồm (nói quá nhiều) |
nhiều nắm hay nhiều lắm |
nhiều lắm (rất nhiều) |
nắm được thông tin hay lắm được thông tin |
nắm được thông tin |
lắm được nội dung hay nắm được nội dung |
nắm được nội dung |
Kết lại, khi thắc mắc nắm được hay lắm được, nắm bắt hay lắm bắt thì bạn đọc nhớ viết/nói nắm được, nắm bắt mới đúng nha. Ngoài ra cần phân biệt nắm hay lắm như bảng mà chúng tôi tổng hợp ở trên. Nếu còn thắc mắc bạn hãy nhắn tin qua Facebook tiếng Nghệ nhé!
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Làm lốt hay nốt, xin lốt hay nốt đúng chính tả?
-
Méc hay mét khác nhau thế nào? Méc mẹ hay mét mẹ?
-
Viết kỹ càng hay kĩ càng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Tí hay tý? Tí nữa hay tý nữa? Tí xíu hay tý xíu viết đúng?
-
Xì xụp hay sì sụp đúng? Khi nào dùng sì sụp hoặc xì xụp?
-
Lãng tử là gì? Người lãng tử là người như thế nào?
-
Sà xuống hay xà xuống? Sà vào lòng hay xà vào lòng?
-
Tai vách mạch dừng hay tai vách mạch rừng mới đúng?
-
Không nói lên lời hay nên lời? Thốt lên lời hay thốt nên lời?
-
Già dơ hay già rơ mới là từ đúng chính tả?
-
Ráng lên hay rán lên? Ráng chịu hay rán chịu đúng?