Khi nào dùng lên hay nên? Bảng phân biệt chi tiết từng ngữ cảnh

Thứ hai - 21/10/2024 22:11

Lên hay nên là cặp từ gây nhầm lẫn bậc nhất. Dù từ điển tiếng Việt có ghi rõ nghĩa nhưng việc viết/nói còn gây nhiều tranh cãi. Bài viết sau chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết từng trường hợp nhé!

len hay nen
Nên và lên dễ gây nhầm!

 

1. Lên hay nên là gì?


Để biết khi nào dùng lên hay nên thì chúng ta cần hiểu rõ nghĩa từng từ này. Cụ thể hơn, theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê thì.

Nên:

Có thể là động từ hoặc quan hệ từ với khá nhiều nghĩa. Tuy nhiên, có hai nghĩa quan trọng nhất là:
  • Tạo tác: nên người, có chí thì nên, nên ông nên bà, trở nên ngoan ngoãn, làm nên sự nghiệp...

  • Dùng trước một động từ khác, với ý khuyên nhủ rằng nếu làm thì tốt hơn: nên ngủ sớm, nên chăn học, việc đó không nên làm...

  • Với tư cách là quan hệ từ, nên thường dùng chỉ nguyên nhân - kết quả: Trời mưa to nên không đi học


Lên: 

Có thể là động từ hoặc phó từ.

 
  • Lên là động từ chỉ sự di chuyển hướng về phía cao hơn, đằng trước hoặc phát triển về số lượng: lên núi, lên lớp, llên hàng đầu, lên nhọt...

  • Lên thường được kết hợp với các động từ có hàm nghĩa hướng về phía cao hơn: Dâng lên, ngửng lên, lóe lên... hoặc kết hợp với các danh từ chỉ vị trí cao như lên bờ, lên nhà trên, lên ngọn cây, lên xe...

  • Là phó từ, lên biểu thị ý thúc giục hoặc động viên: Cố lên, ăn nhanh lên còn đi học...


Lưu ý: 
 
  • Nên: Dùng để thể hiện một hành động không cụ thể: Viết nên trang sử hào hùng, lèm nên lịch sử...

  • Lên: Dùng để thể hiện hành động cụ thể, thấy được: Có chàng trai viết lên cây, thầy viết lên bảng...
     

>>>Đọc thêm: Làm lốt hay nốt, xin lốt hay nốt đúng chính tả?
 

2. Bảng phân biệt nên hay lên chi tiết

len hay nen la dung
Nhớ phân biệt nên và lên nhé!


Để bạn đọc dễ phân biệt lên hay nên, chuyên mục tiếng Nghệ của tôi đã tổng hợp thành bảng sau.
 

Thắc mắc

Cách viết đúng

lên người hay nên người

nên người

lên làm hay nên làm

nên làm

hình thành nên hay lên

hình thành nên

khi nào dùng nên hay lên

tùy ngữ cảnh

lên hồn hay nên hồn

nên hồn

lên thơ hay nên thơ

nên thơ

không nói lên lời hay nên lời

không nói nên lời

thốt lên hay thốt nên

thốt lên

lên duyên hay nên duyên

nên duyên

tạo lên hay nên

tạo nện

lên tội hay nên tội

nên tội

lên nhà hay nên nhà

lên nhà

xây dựng lên hay xây dựng nên

xây dựng nên

làm nên hay làm lên

làm nên

làm lên lịch sử hay làm nên lịch sử

làm nên lịch sử

đi lên hay đi nên

đi lên

dạy dỗ lên người hay nên người

dạy dỗ nên người


Như vậy, lên hay nên còn tùy ngữ cảnh mà dùng. Ở bảng trên chúng tôi đã tổng hợp rõ từng trường hợp, nếu còn thắc mắc bạn hãy nhắn tin qua Facebook tiếng Nghệ Tĩnh nha!
 

Viết bởi Nghengu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây