Nguyên và cựu khác nhau như thế nào? Cách dùng đúng nhất

1. Nguyên và cựu khác nhau như thế nào?
Một bạn đọc nhắn tin qua Facebook tiếng Nghệ hỏi rằng hai từ nguyên và cựu khác nhau như thế nào? Lý do bạn đọc này thấy trên báo chí lúc thì viết "nguyên", khi lại viết "cựu". Ví dụ: nguyên chủ tịch, cựu chủ tịch, nguyên giám đốc, cựu giám đốc...
Để trả lời câu hỏi này, trước hết chúng ta hãy xem Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học giải nghĩa từng từ nghé:
Nguyên |
Cựu |
Yếu tố ghép trước để cấu tạo danh từ chỉ chức vụ, có nghĩa là "vốn là, trước đây không lâu đã từng làm". Nguyên là cái gốc, cái vốn có từ ban đầu. |
Yếu tố ghép trước trong một số tổ hợp để chỉ người, có nghĩa "cũ, trước kia từng là (người giữ chức vụ, phận sự, v.v. nào đó)". Cựu là cũ, thuộc thời trước, trái với "tân" (mới) hoặc "trước kia từng là" ứng với người giữ chức vụ, phận sự nào đó. |
Nguyên bộ trưởng |
Cựu bộ trưởng |
-
Nguyên: Dùng để chỉ người vừa mới kết thúc chức vụ của mình cách đây không lâu.
-
Cựu: Dùng cho cả người vừa kết thúc lẫn người đã kết thúc chức vụ của mình lâu rồi.
Cũng lưu ý thêm với bạn đọc, trên thực tế từ "cựu" được dùng phổ biến hơn từ "nguyên" và nhiều trường hợp không thể dùng thay thế cho nhau. Ví dụ, chúng ta nói "cựu chiến binh" chứ không nói "nguyên chiến binh", "cựu học sinh" chứ không phải "nguyên học sinh"...
>>>Đọc thêm:
-
Tác gia hay tác giả? Khi nào gọi tác giả, khi nào gọi tác gia?
-
Sưu tầm hay sưu tập khác nhau như thế nào? Cách dùng ra sao?
2. Khi nào dùng nguyên khi nào dùng cựu?
Điều thú vị của tiếng Việt đó là mang tính biểu cảm cao, như cách dùng nguyên và cựu cũng có nhiều nguyên do. Bảng dưới đây của chuyên mục Hỏi đáp tiếng Nghệ sẽ giải thích để bạn đọc biết khi nào dùng nguyên khi nào dùng cựu.
Dùng từ "nguyên" |
Dùng từ "cựu" |
Với người còn làm việc, đang giữ chức vụ, khi muốn thông tin về công việc, chức vụ trước đó của họ thì dùng "nguyên". |
Đối với những người đã nghỉ, đã thôi không còn giữ chức nữa thì dùng cựu |
nguyên bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải |
cựu tổng thống Mỹ Obama |
Ngoài ra, từ "nguyên" có phần trang trọng hơn nên thường được dùng cho các trường hợp:
-
Người vừa rời khỏi chức cách đây không lâu.
-
Người trong thời kỳ giữ chức vụ có nhiều đóng góp, được người dân yêu mến.
Ngược lại, từ "cựu" lại thường được dùng trong trường hợp:
-
Người rời khỏi chức vụ đã lâu.
-
Người trong thời kỳ giữ chức vụ có nhiều sai sót, có nhiều "drama".
Điều này bạn đọc dễ thấy trên báo chí như sau:
Dùng từ nguyên:
-
Nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan
-
Nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân cách mạng Lào
-
PGS.TS Phan Thị Thu Hương nguyên là cục trưởng Cục Phòng chống
Dùng từ cựu:
-
Cựu thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường bị đề nghị 30-36 tháng tù cho hưởng án treo
-
Cựu tổng cục trưởng khai 'mở túi hoa quả thấy 500 triệu gọi điện xin trả lại
-
Cựu thứ trưởng hầu tòa trong vụ án Công ty Thái Dương
Hy vọng, qua bài viết này bạn đọc sẽ nhận biết được nguyên và cựu khác nhau như thế nào và cách dùng đúng. Hiểu ngắn gọn, từ "nguyên" thường dùng với sắc thái trang trọng, còn từ "cựu" thường dùng cho người từng có sai sót trong thời kỳ đương nhiệm.
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Viết cởi chuồng hay cởi truồng, trần chuồng hay trần truồng?
-
Thiệt hay thiệc? Thiệt thòi hay thiệc thòi? Nói thiệt hay nói thiệc?
-
Viết ỷ lại hay ỷ nại đúng? Cách phân biệt nại hay lại?
-
Viết vuột mất hay vụt mất đúng? Nên dùng từ nào phù hợp?
-
Diễu hành hay diễn hành? Diễu binh hay diễn binh đúng chính tả?
-
Thành ngữ ướt như chuột lột hay ướt như chuột lội mới đúng?
-
Sáp lại gần hay xáp lại gần? Phân biệt sáp hay xáp chi tiết
-
Khụy gối hay khuỵu gối? Khụy xuống hay khuỵu xuống?
-
Đều như vắt tranh hay vắt chanh hay vách tranh mới đúng?
-
Rải hay dải? Rải chiếu hay dải chiếu? Rải thảm hay dải thảm?
-
Viết ganh tị hay ganh tỵ? Khi nào viết tị hay tỵ?