Viết giục tốc bất đạt hay dục tốc bất đạt mới đúng?

1. Viết giục tốc bất đạt hay dục tốc bất đạt?
Như đề cập đầu bài viết, câu thành ngữ này phải viết là "dục tốc bất đạt" - viết "dục" mới đúng chính tả. Còn viết "giục tốc bất đạt" là sai, do nhầm lẫn giục và dục như trường hợp giục rác hay dục rác mà chúng tôi từng đề cập.
Vì sao phải viết "dục" trong câu này mà không phải "giục"? Có 2 lý do cụ thể sau đây bạn đọc nha:
-
Chữ "dục" trong "dục tốc" là cùng một từ với từ "dục" trong "dục vọng" với nghĩa là "mong muốn". Ghép lại, dục tốc có nghĩa là "mong muốn sự nhanh chóng", hoàn toàn hợp lý với nghĩa của câu "nôn nóng, muốn nhanh thì thường hỏng việc, không đạt được kết quả".
-
Chữ "giục" trong "thúc giục", giục giã sẽ không phù hợp do ta sẽ thấy từ "tốc" cũng đã có nghĩa "nhanh chóng". Nên nếu viết "giục tốc" với từ giục phía trước thì sẽ khiến lặp lại hàm nghĩa "nhanh chóng" 2 lần.
Có lẽ vì đồng âm mà rất nhiều người đang sai lỗi này. Thậm chí trên báo chí nhiều phóng viên vẫn sai đi sai lại. Dưới đây là ví dụ cụ thể:
Dục tốc bất đạt - viết đúng ✅:
-
Cuộc đua vaccine: Dục tốc bất đạt
-
“Dục tốc là bất đạt”, không ai sinh ra đời là biết tất cả
Giục tốc bất đạt - viết sai ❌:
-
Giục tốc bất đạt (Báo CAND)
-
Kim Ngưu nên nhớ 'giục tốc bất đạt'
-
Các cụ có câu “giục tốc bất đạt” nên dù đi chậm
2. Dục tốc bất đạt là gì? Câu nói này của ai?
Dục tốc bất đạt hay dục tốc tắc bất đạt có nghĩa là nếu muốn nhanh chóng đạt thành quả mà lại nóng vội thì sẽ không đạt được thành công. Hay nói cách khác, đốt cháy giai đoạn, ham mau chóng thì sẽ dẫn đến thất bại.
Về nguồn gốc, câu thành ngữ dục tốc bất đạt có từ Xuân Thu (Trung Quốc). Tương truyền, có một vị tên là Tử Hạ, vốn làm quan nhưng rất mơ hồ về công việc nên đến hỏi Khổng Tử: Thưa thầy, làm sao để trị vì tốt một địa phương ạ?
Nghe xong, Khổng Tử nói đại ý, nếu đã chọn con đường làm quan thì cần kiên nhẫn, vững từng bước, không tham cái lợi trước mắt. Nếu dục tốc thì sẽ bất đạt, mọi sự sẽ đổ sông đổ bể.
Đến nay, thành ngữ dục tốc bất đạt của Khổng Tử vẫn còn nguyên giá trị. Nhất là giữa thời buổi số hóa, cuộc sống trôi rất nhanh, ai cũng muốn làm giàu nhanh, sống vội. Vì ham cái lợi trước mắt mà thành ra "dục tốc" rồi đi đến "bất đạt".
Chúng ta, ai cũng muốn thành công nhưng bài học là hãy đi chậm mà chắc, đừng bị cuốn theo vòng xoáy quá nhanh ngoài kia. Chỉ khi nào chúng ta "yên trong tâm" thì mới "đạt" được điều ta mong muốn!
Kết lại, viết dục tốc bất đạt mới đúng chuẩn bạn đọc nha. Nếu còn thắc mắc khác bạn hãy nhắn tin cho chúng tôi qua Facebook tiếng Nghệ nhé!
Viết bởi www.nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Dóng hàng hay gióng hàng? Khi nào viết gióng hay dóng?
-
Viết thứ bảy hay thứ bẩy? Bảy mươi hay bẩy mươi? Bảy hay bẩy?
-
Quài hay hoài? Hoài luôn hay quài luôn mới đúng chính tả?
-
Viết cởi chuồng hay cởi truồng, trần chuồng hay trần truồng?
-
Nhớ man mán hay mang máng? Nghĩa cụ thể là gì?
-
Viết nhướn mày hay nhướng mày? Nhướn mắt hay nhướng mắt?
-
Kí ức hay ký ức mới đúng chính tả? Nên viết i ngắn hay y dài?
-
Viết gửi gấm hay gửi gắm hay gởi gắm đúng chính tả?
-
Viết giận dỗi hay giận rỗi đúng? Vì sao nhiều người nhầm lẫn?
-
Xây xát hay sây sát đúng chính tả? Nên dùng từ nào phù hợp?
-
Từ điển tiếng Quảng Trị cho người ngoài tỉnh