Viết trìu mến hay triều mến hay trừu mến, chìu mến?
Viết trìu mến hay triều mến, trừu mến, chìu mến mới đúng chính tả tiếng Việt? Đáp án là viết "trìu mến" đúng chính tả bạn đọc nha. Cùng Nghệ ngữ tìm hiểu chi tiết ngay sau đây!

1. Viết trìu mến hay triều mến, chìu mến, trừu mến?
Một bạn đọc nhắn đến Nghệ ngữ hỏi rằng: "Tôi đọc cuốn Từ điển chính tả tiếng Việt của GS.TS Nguyễn Văn Khang thì trong này ghi ở mục "trừu" rằng viết "trừu mến" và không viết "trìu". Trong khi đó, tôi đọc trên báo chí lại thấy nhiều bài viết ghi "trìu mến". Xin hỏi, viết trìu mến hay trừu mến mới đúng?
Thưa với bạn đọc, từ viết đúng chính tả là "trìu mến". Còn viết "trừu mến", "triều mến", "chìu mến" là sai chính tả.
Cụ thể, theo nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Công thì "trìu" là biến âm của "tríu" với nghĩa là không muốn rời ra, thương mến.
Từ "tríu" được ghi nhận trong nhiều từ điển như:
-
Đại Nam quấc âm tự vị”(Huình Tịnh Paulus Của) ghi "tríu" là đeo theo, thương mến quá, không chịu rời ra.
-
Việt Nam tự điển (Lê Văn Đức) ghi "trìu mến" hướng dẫn xem "tríu mến" với nghĩa yêu thương như ghiền (nghiện) hơi, khiến quấn quýt một bên luôn.
-
Khỉ đột trìu mến ôm chặt ân nhân cứu mạng
-
Diễm Hương trìu mến bế trẻ nhỏ
-
Melbourne trìu mến nuôi dưỡng tâm hồn
-
Chồng Ý Lan trìu mến hôn vợ ở sân bay
-
Thu Minh trìu mến hôn trán Trúc Nhân
2. Trìu mến là danh từ hay tính từ?
Theo từ điển tiếng Việt, trìu mến là tính từ với nghĩa "biểu lộ tình yêu thương tha thiết". Ví dụ:
-
ánh mắt trìu mến
-
cử chỉ trìu mến
Kết lại, viết trìu mến mới đúng chính tả tiếng Việt. Từ gốc của từ này là "tríu mến", tuy nhiên hiện nay ngườu ta dùng từ "trìu mến" nhiều hơn do dễ đọc, dễ nhớ hơn. Bạn đọc có thể xem thêm Tại đây nhé!
Tags: hỏi đáp tiếng nghệ
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Viết xà quầng hay xà quần đúng? Nghĩa cụ thể là gì?
-
Dóng hàng hay gióng hàng? Khi nào viết gióng hay dóng?
-
Viết thứ bảy hay thứ bẩy? Bảy mươi hay bẩy mươi? Bảy hay bẩy?
-
Sát muối hay xát muối đúng? Phân biệt sát và xát
-
Viết chỉ trỏ hay chỉ chỏ đúng? Phân biệt trỏ và chỏ
-
Quài hay hoài? Hoài luôn hay quài luôn mới đúng chính tả?
-
Nước chảy xiết hay chảy siết mới đúng chính tả?
-
Viết rụt rè hay dụt dè, rè rặt hay dè dặt? Phân biệt rè và dè
-
Nách hay lách? Cửa lách hay cửa nách? Nách luật hay lách luật?
-
Viết sắp nhỏ hay xấp nhỏ mới đúng chính tả? Nghĩa là gì?
-
Điều hay đều? Biết đều hay biết điều? Điều có hay đều có?