Viết nội qui hay nội quy hay hơn? Mẹo dùng i ngắn y dài
Viết nội qui hay nội quy cũng đều đúng chính tả nhưng chúng ta nên viết nội quy - viết y dài. Vì sao nên dùng y? Hãy cùng Nghệ ngữ tìm hiểu chi tiết ngay bài viết sau!
![noi qui hay noi quy](/uploads/news/2025_02/noi-qui-hay-noi-quy.jpg)
1. Viết nội qui hay nội quy?
Tranh cãi viết nội qui hay nội quy có từ rất lâu và đến nay vẫn chưa ngã ngũ. Chính vì thế mà trên báo chí, sách, văn bản pháp lý... chúng ta sẽ thấy 2 cách viết này song hàng, đều được xem là đúng như trường hợp qui định hay quy định.
Cụ thể, từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học đều ghi nhận cả 2 cách viết này với nghĩa "những điều quy định để bảo đảm trật tự và kỉ luật trong một tập thể, một cơ quan (nói tổng quát)".
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của Nghệ ngữ, chúng ta nên viết nội quy - viết y dài sẽ phù hợp hơn vì các lý do sau:
-
Viết y dài đúng quy tắc viết i hay y: Viết i dài (y) trong các trường hợp (chủ yếu là từ Hán Việt): Sau các phụ âm t, k, m, h, qu, l. Như vậy, sau "qu" chúng ta viết "y".
-
Viết y dài "nội quy" để cân bằng mặt chữ, không tạo cảm giác cụt, ngắn ngủn như "nội qui" như trường hợp qui trình hay quy trình.
-
Về mặt thẩm mỹ, chữ Quy có đường nét cũng sẽ đẹp hơn khi trình bày so với chữ Qui.
Trên báo chí, ở một vài tờ báo lớn đã bắt đầu thống nhất cách viết "nội quy". Ví dụ các bài báo trên báo Tuổi trẻ như sau:
-
Cuối năm, nhắc nhau ăn nhậu có nội quy
-
Khi nhà trường gửi nội quy nhắc phụ huynh chuyện đưa đón học sinh
-
Đề xuất doanh nghiệp đưa thưởng Tết lương tháng 13 vào nội quy
2. Bàn thêm về chuyện i ngắn y dài
Câu chuyện khi nào viết i ngắn y dài gây tranh cãi suốt nhiều năm qua. Trong đó có 2 luồng ý kiến chính:
-
Trường phái “nhất thể dùng một chữ”
-
Trường phái “song hành hai âm tiết”
Bộ Giáo dục từng ra văn bản “nhất thể hóa hai âm tiết làm một” (năm 1980) rồi ra Quyết định 240 (1984) “quy định về chính tả tiếng Việt và thuật ngữ tiếng Việt” về việc bỏ nhất thể hóa hai âm tiết này.
Chính sự bất nhất trên đã dẫn đến việc giảng dạy ngữ pháp tiếng Việt gặp nhiều trúc trắc. Dẫn đến thực tế là:
-
Các địa phương phía Bắc và ngành giáo dục chủ yếu chọn nhất thể hóa hai âm tiết.
-
Các địa phương miền Trung và miền Nam lại chọn sự song hành vì nhiều lý do như cân đối mặt chữ, tính thẩm mỹ....
Dù tranh luận rất nhiều nhưng cũng có một quy tắc ngầm: Với một từ cùng nghĩa, thì đa số từ Hán Việt sẽ viết y, còn từ thuần Việt thì viết i. Tất nhiên, điều này sẽ thay đổi theo nhiều yếu tố khác như:
-
Tính biểu cảm: Từ thuần Việt thể hiện hình tượng cụ thể, còn Hán Việt là hình tượng khái quát. Ví dụ con đĩ là từ thuần Việt, còn Hán Việt là kỹ nữ.
-
Màu sắc phong cách: Từ thuần Việt dùng cho khẩu ngữ, thông tục bình dân, còn từ Hán Việt dùng chính quy, trang trọng. Ví dụ chúng ta hay nói tụi lính, còn khi viết thì là binh sĩ.
Kết lại, khi thắc mắc nên viết nội qui hay nội quy thì bạn đọc nên ưu tiên cách viết nội quy - viết y dài nhé. Nếu còn thắc mắc hãy nhắn tin qua Facebook tiếng Nghệ để được giải đáp nha!
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Già dơ hay già rơ mới là từ đúng chính tả?
-
Viết hi hữu hay hy hữu? Nên dùng i ngắn hay y dài?
-
Viết di dỉ dì di hay gi gỉ gì gi mới đúng chính tả?
-
Liên danh hay liên doanh khác nhau thế nào? Cách phân biệt
-
Nắm được hay lắm được? Nắm bắt hay lắm bắt? Phân biệt nắm & lắm
-
Viết hoan hỷ hay hoan hỉ sẽ hay, phù hợp hơn?
-
Cổ xúy hay cổ súy là đúng chính tả tiếng Việt?
-
Khúc mắc hay khuất mắc hay khúc mắt từ nào đúng chính tả?
-
Cầu kì hay cầu kỳ đúng? Nên viết i ngắn hay y dài?
-
Việt vị hay liệt vị đúng? Vì sao nhiều người nhầm lẫn từ này?
-
Sàm sỡ hay xàm sỡ hay xàm xỡ? Nên viết từ nào phù hợp?