Phân biệt phong phanh hay phong thanh - từ viết sai nhiều nhất
Phong phanh hay phong thanh là cặp từ gây nhầm lẫn và viết sai chính tả nhiều nhất trong tiếng Việt. Bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn đọc phân biệt chi tiết 2 từ này nhé!

1. Nghe phong phanh hay phong thanh?
Khi nói về "tin tức thoáng nghe được, thoáng biết được, chưa thật rõ ràng, chưa chắc chắn" thì chúng ta cần viết là nghe phong thanh mới đúng chính tả nhé.
Cụ thể, phong thanh là từ ghép gốc Hán, trong đó:
-
Phong là "gió"
-
Thanh là "tiếng"
Phong thanh có thể tạm hiểu nghĩa đen là “tiếng gió”. Trong tiếng Việt, từ này hiểu theo nghĩa bóng là "thoáng nghe được, thoáng biết được, nhưng chưa chắc lắm".
Khi nói nghe phong thanh là dùng để chỉ tin tức, thông tin mới "nghe nói, chưa xác thực đúng sai được". Ví dụ như sau:
-
Tôi nghe phong thanh con bò anh bán được 100 triệu
-
Tôi nghe phong thanh vợ chồng A trúng số 3 tỷ
>>>Tìm hiểu thêm: Tổng hợp những từ tiếng Việt dễ sai chính tả nhất hiện nay
2. Mặc phong thanh hay mặc phong phanh?
Nếu như ở trên chúng ta cần viết/nói là "nghe phong thanh", thì khi nói "(quần áo mặc) ít và mỏng manh, không đủ ấm" thì chúng ta cần viết là mặc phong phanh.
Cụ thể hơn, phong phanh là từ láy thuần Việt, có nghĩa là “mỏng manh và ít, không đủ ấm”. Từ phong phanh dùng để chỉ trang phục ai đó mặc quá mỏng. Ví dụ: Trời rét, sao cho con mặc phong phanh thế...
Lưu ý:
Trên mạng internet và một số từ điển tiếng Việt online có cho rằng phong thanh và phong phanh là từ đồng nghĩa và có thể dùng thay thế cho nhau. Tuy nhiên, theo Nghệ ngữ đây là cách nhìn nhận sai, bạn đọc cần tránh dùng như thế nha.
Như vậy, phong phanh hay phong thanh là hai từ hoàn toàn khác nhau. Chúng ta cần viết "nghe phong thanh", "mặc phong phanh" mới đúng chính tả tiếng Việt bạn nha.
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Viết cởi chuồng hay cởi truồng, trần chuồng hay trần truồng?
-
Thiệt hay thiệc? Thiệt thòi hay thiệc thòi? Nói thiệt hay nói thiệc?
-
Viết ỷ lại hay ỷ nại đúng? Cách phân biệt nại hay lại?
-
Viết vuột mất hay vụt mất đúng? Nên dùng từ nào phù hợp?
-
Diễu hành hay diễn hành? Diễu binh hay diễn binh đúng chính tả?
-
Thành ngữ ướt như chuột lột hay ướt như chuột lội mới đúng?
-
Sáp lại gần hay xáp lại gần? Phân biệt sáp hay xáp chi tiết
-
Khụy gối hay khuỵu gối? Khụy xuống hay khuỵu xuống?
-
Đều như vắt tranh hay vắt chanh hay vách tranh mới đúng?
-
Rải hay dải? Rải chiếu hay dải chiếu? Rải thảm hay dải thảm?
-
Viết ganh tị hay ganh tỵ? Khi nào viết tị hay tỵ?