Viết bêu rếu hay bêu riếu mới đúng chính tả tiếng Việt?
Bêu rếu hay bêu riếu từ nào viết đúng chính tả? Đáp án là bêu riếu viết đúng nhé. Thế nhưng trên báo chí thì viết sai từ này rất nhiều. Cùng tìm hiểu kỹ hơn ngay sau đây!

1. Bêu rếu hay bêu riếu mới đúng chính tả?
Khi nói việc đem những thiếu sót, sai lầm của người khác đi rêu rao để thiên hạ chê cười thì chúng ta viết bêu rếu hay bêu riếu?
Đáp án là viết bêu riếu (có i) mới đúng chính tả tiếng Việt. Hoặc viết bêu diếu - một từ cũ, ít dùng hơn cũng đúng. Còn cách viết bêu rếu sai chính tả, do thói quen dùng sai, xuất hiện nhiều trên mạng xã hội, báo chí... Đây cũng là trường hợp từ viết sai chính tả tiếng Việt nhiều nhất hiện nay.
Ví dụ, ở báo Tuổi trẻ, chúng ta sẽ thấy cả 2 cách viết bêu riếu lẫn bêu rếu.
Bêu rếu: (viết sai -❌)
-
New York Times xin lỗi vì biếm họa bêu rếu Ấn Độ
-
Người nhà sai, cả gia đình bị bêu rếu trên mạng xã hội, phải làm sao?
-
Có nên bêu rếu Yến Vy nhiều đến mức như vậy ?
Bêu riếu: (viết đúng - ✅)
-
Trấn Thành thấy bị miệt thị cảm xúc: 'Mỗi lần khóc đều bị bêu riếu'
-
Chủ quán đăng ảnh bêu riếu khách hàng 'chỉ ăn không uống nước'
-
Phụ nữ Hồi giáo Ấn Độ bị bêu riếu bằng app 'bán đấu giá'
2. Biêu riếu là gì?
Theo từ điển tiếng Việt, biêu riếu là động từ có nghĩa "nói ra, phơi bày chuyện xấu ra cho người ta chê cười". Trong đó: Bêu là nêu lên cho mọi người trông thấy, còn bêu diếu hay bêu riếu là tỏ sự xấu làm cho người ta chê cười.
Như vậy, chúng ta tổng kết lại như sau:
-
Bêu rếu: Viết sai chính tả, không được đề cập ở bất cứ tư liệu nào. Việc nhiều người cho là viết đúng có lẽ do thói quen viết sai, "ngấm vào người" mà thành.
-
Bêu diếu: Viết đúng nhưng ít dùng
-
Bêu riếu: Viết đúng chính tả, dùng phổ biến.
Từ các phân tích trên, ta thấy cách viết đúng chính tả là bêu riếu - từ có nguồn gốc của từ bêu diếu. Còn cách viết bêu rếu sai chính tả bạn nha.
Tổng hợp bởi www.nghengu.vn
Tags: hỏi đáp tiếng nghệ
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Diễu hành hay diễn hành? Diễu binh hay diễn binh đúng chính tả?
-
Sáp lại gần hay xáp lại gần? Phân biệt sáp hay xáp chi tiết
-
Thành ngữ ướt như chuột lột hay ướt như chuột lội mới đúng?
-
Tán hay táng vào mặt? Tán gia bại sản hay táng gia bại sản?
-
Đều như vắt tranh hay vắt chanh hay vách tranh mới đúng?
-
Viết/gọi là lòng xe điếu hay se điếu mới đúng chính tả?
-
Viết kỳ vọng hay kì vọng? Nên dùng i ngắn hay y dài?
-
Viết trút giận hay chút giận? Trút nước hay chút nước?
-
Viết cho chừa hay cho trừa? Chừa tội hay trừa tội đúng?
-
Viết lổ chổ hay lỗ chỗ, lổ đổ hay lỗ đỗ đúng?
-
Thi thoảng hay thỉnh thoảng, thảng thốt hay thoảng thốt đúng?