Khi nào ghi thân tặng hay kính tặng, mến tặng, thương tặng?
Thân tặng hay kính tặng, mến tặng hay thương tặng... là những cách ghi cho những đối tượng người nhận quà khác nhau. Bài viết sau Nghệ ngữ sẽ hướng dẫn bạn cách phân biệt nhé!
1. Khi nào ghi thân tặng hay kính tặng?
Thân tặng hay kính tặng sẽ dành cho những đối tượng người nhận quà khác nhau. Cụ thể như sau bạn nha:
-
Thân tặng: Ghi khi bạn bè tặng quà cho nhau. Ví dụ dự sinh nhật bạn trong lớp bạn mua quà và ghi thiệp là "thân tặng bạn, chúc ban, tuổi mới nhiều niềm vui"...
-
Kính tặng: Ghi khi tặng quà cho người nhận lớn tuổi hơn mình. Ví dụ khi tặng quà cho thầy cô, cha mẹ, ông bà, sếp... thì bạn nên ghi kính tặng hoặc kính biếu. Cụ thể, từ "kính" ở đây có nghĩa là "từ dùng để biểu thị thái độ coi trọng, sự lễ độ đối với người đọc, người nghe".
2. Kính tặng và kính biếu có khác nhau?
Từ "tặng" và "biếu" là hai từ đồng nghĩa nên dù viết kính tặng hay kính biếu thì về nghĩa cũng không hề khác nhau, vẫn thể hiện được sự trang trọng cần thiết.
Tuy nhiên, theo Nghệ ngữ, khi tặng quà cho người lớn tuổi, người thuộc hàng bậc trên như cha mẹ, ông bà, thầy cô, sếp... thì bạn nên ghi "kính biếu". Vì từ "biếu" mang sắc thái trang trọng hơn nhé.
>>>Đọc thêm: An yên hay an nhiên đúng chính tả? Cách phân biệt chi tiết nhất
3. Thân tặng hay thương tặng, mến tặng?
Khi tặng quà cho bạn bè đồng trang lứa chúng ta đều có thể ghi thân tặng hay mến tặng hoặc thương tặng đều được. Trong đó cụ thể hơn như sau:
-
Thân tặng: Bạn bè bình thường
-
Mến tặng: Bạn bè mà bạn có chút cảm mến hoặc đã "cảm nắng" họ
-
Thương tặng: Đã có tình cảm với nhau thì nên ghi thương tặng nhé.
Kết lại, thân tặng hay kính tặng hoặc các trường hợp trên nên dùng cho các đối tượng nhận quà khác nhau bạn nha. Bạn nên phân biệt rõ để giúp người nhận hiểu ý mình hơn nhé! Nếu còn thắc mắc bạn nhắn tin qua Facebook tiếng Nghệ Tĩnh nhé!
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Sức thuốc hay xức thuốc đúng? Phân biệt sức hay xức
-
Giòn giã hay ròn rã hay dòn dã viết đúng chính tả tiếng Việt?
-
Gáng hay ráng? Gáng lên hay ráng lên? Ráng sức hay gáng sức?
-
Viết tỷ hay tỉ đồng đúng? Khi nào viết tỉ hay tỷ?
-
Tỉ mỉ hay tỷ mỷ đúng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Chịu nổi hay chịu nỗi? Chịu không nổi hay chịu không nỗi?
-
Chọn vẹn hay trọn vẹn đúng chính tả? Phân biệt trọn & chọn
-
Phân biệt dồ hay rồ, bị dồ hay bị rồ, phát rồ hay phát dồ?
-
Rứa thâu là gì trong tiếng Nghệ? Ví dụ về từ rứa thâu
-
Top 5+ địa chỉ thuê xe máy ở Hà Tĩnh tốt và có giá rẻ nhất
-
Lý thuyết hay lí thuyết? Lý luận hay lí luận viết đúng?