Tổng hợp những từ tiếng Việt dễ sai chính tả nhất hiện nay
1. Những từ tiếng Việt dễ sai chính tả vần A,B,C
Tiếng Việt có rất nhiều từ gây nhầm lẫn, dễ viết sai chính tả, thậm chí có từ còn gây tranh cãi với các chuyên gia ngôn ngữ học. Dưới đây là các từ tiếng Việt dễ sai chính tả vần A, B, C...
-
Ăn lo hay ăn no: Ăn no viết đúng, trường hợp này do nhầm lẫn l và n của một số vùng.
-
Bạc mạng hay bạt mạng: Bạt mạng là đúng, đây là tính từ có nghĩa "liều lĩnh, bất chấp tính mạng"
-
Bêu riếu hay bêu rếu: Từ bêu riếu mới đúng chính tả, còn viết bêu rếu như nhiều tờ báo là sai nha.
-
Bàng quan hay bàng quang: Hai từ có nghĩa hoàn toàn khác nhau. Trong đó, bàng quan là tính từ có nghĩa "đứng ngoài mà xem, chứ không dự vào", còn bàng quang là danh từ chỉ bọng đái, túi chứa nước tiểu.
-
Căn dặn hay căn vặn: Hai từ có nghĩa khác nhau. Trong đó, căn dặn là dặn dò tỉ mỉ, cẩn thận; còn căn vặn là hỏi cặn kẽ đến cùng cốt cho lộ ra sự việc, hỏi cho ra lẽ.
-
Chặn đường hay chặng đường: Hai từ dùng với nghĩa khác nhau. Trong đó chặn đường là cản trở không cho xe/người lưu thông. Còn chặng đường là đoạn đường hoặc quãng thời gian nhất định nào đó.
-
Chấp bút hay chắp bút: Hai từ dùng khác nhau, trong đó chấp bút là "khởi thảo văn bản theo ý kiến đã thống nhất của một tập thể", còn chắp bút có thể hiểu là nối ghép các cây bút với nhau.
-
Chín muồi hay chín mùi: Chín muồi viết đúng chính tả
-
Chín chắn hay chính chắn: Từ đúng là chín chắn với nghĩa thận trọng, không nông nổi, không bộp chộp.
-
Chỉnh chu hay chỉn chu: Từ viết đúng là chỉn chu với nghĩa là chu đáo, cẩn thận.
-
Chua xót hay chua sót: Chua xót viết đúng chính tả, việc nhầm lẫn này do nhầm s/x - sót hay xót - một trong những từ tiếng Việt dễ sai chính tả nhất.
-
Chẩn đoán hay chuẩn đoán: Chẩn đoán viết đúng chính tả với nghĩa "xác định bệnh, dựa theo triệu chứng và kết quả xét nghiệm".
-
Cọ sát hay cọt xát: Đáp án đúng là cọ xát với nghĩa đen là "cọ đi cọ lại, xát vào nhau", còn nghĩa bóng là "tiếp xúc, thử thách trong những hoàn cảnh, môi trường khó khăn và đa dạng".
2. Những từ dễ viết sai chính tả vần D, Đ, G
Danh sách những từ tiếng Việt dễ sai chính tả... rất dài, trên thực tế Nghệ ngữ không thể thống kê hết. Dưới đây là những từ phổ biến, được sử dụng nhiều, thậm chí sử dụng sai trên các phương tiện truyền thông.
-
Dành giật hay giành giật: Từ viết đúng lầ giành giật, cụ thể "giành" là động từ có nghĩa "cố dùng sức lực để lấy về được cho mình, không để cho người khác chiếm lấy hoặc tiếp tục chiếm lấy".
-
Giấu hay dấu: Cặp từ nhầm lẫn giữa d và gi. Và cách viết đúng là: yêu dấu, dấu vết, cất giấu, giấu giếm...
-
Dè xẻn hay dè sẻn: Dè sẻn mới là từ viết đúng chính tả với nghĩa "tằn tiện, tự hạn chế chi dùng quá mức"
-
Đầy ấp hay đầy ắp: Từ viết đúng chính tả là đầy ắp với nghĩa "đầy đến mức không thể chứa thêm được nữa".
-
Đề huề hay đuề huề: Đề huề viết đúng chính tả với nghĩa "đông đủ và vui vẻ, hoà thuận".
-
Điểm xuyến hay điểm xuyết: Từ đúng chính tả là điểm xuyết với nghĩa "sửa sang, tô vẽ cho thêm đẹp"
-
Độc giả hay đọc giả: Từ viết đúng là độc giả với nghĩa là "người đọc".
-
Đường sá hay đường xá, phố sá hay phố xá: Các từ đường sá, phố xá viết đúng chính tả. Những từ tiếng Việt sai chính tả này do nhầm lẫn s/x.
-
Giả thuyết hay giả thiết: Hai từ đều có nghĩa nhưng cách dùng hoàn toàn khác nhau trong tiếng Việt.
-
Dàn hay giàn: Hai từ dàn hoặc giàn đều có nghĩa nhưng cách dùng khác nhau. Ví dụ giàn hoa, giàn khoan, dàn trải, dàn dựng...
3. Những từ ngữ tiếng Việt thường sai chính tả vần H, K, L, M
Dưới đây là các trường hợp viết sai chính tả ở các vần H, K, L, M. Một số trường hợp chúng tôi có đề cập chi tiết ở từng bài viết, bạn đọc có thể xem thêm ở link đính kèm nha.
-
Hàm xúc hay hàm súc. Từ viết sai do nhầm lẫn s/x. Và đáp án chính xác bạn cần nhớ là hàm súc với nghĩa "cô đọng, ngắn gọn nhưng chứa nhiều ý tứ sâu sắc".
-
Hằng ngày hay hàng ngày: Hai từ có nghĩa nhưng cách dùng khác nhau. Bạn đọc xem thêm ở bài viết trước đó của chúng tôi nhé.
-
Khắc khe hay khắt khe: Từ viết đúng là khắt khe với nghĩa "nghiêm khắc, chặt chẽ, yêu cầu cao, đến mức có thể hẹp hòi".
-
Khẳng khái hay khảng khái: Trường hợp này còn rất nhiều tranh cãi, nhưng từ điển tiếng Việt ghi nhận cả 2 cách viết đều đúng, trong đó khảng khái dùng phổ biến hơn.
-
Lãng mạng hay lãng mạn: Từ lãng mạn viết đúng chính tả với nghĩa là lý tưởng hoá hiện thực, vượt lên trên hiện thực.
-
Mải mê hay mãi mê: Từ viết đúng là mải mê với nghĩa "dồn tâm trí vào một việc đến mức quên những việc khác".
-
Muồi mẫn hay mùi mẫn: Một trường hợp cũng gây tranh cãi, theo chúng tôi từ gốc là muồi mẫn, nhưng hiện nay từ mùi mẫn được dùng phổ biến - từ sai thành đúng, nên bạn hãy theo số đông nha!
-
Mầm mống hay mầm móng: Từ mầm mống viết đúng chính tả.
-
Mãn tính hay mạn tính: Viết mạn tính, bệnh mạn tính mới đúng chính tả.
4. Một số trường hợp nhầm lẫn trong tiếng Việt khác
Như chúng tôi đề cập ở trên, danh sách những từ tiếng Việt dễ sai chính tả rất nhiều, không thể kể hết. Trong quá trình viết chúng tôi sẽ liên tục cập nhật ở bài viết này, bạn đọc nhớ theo dõi nhé.
-
Nhận chức hay nhậm chức: Từ viết đúng là nhậm chức với nghĩa "giữ chức vụ, gánh vác, đảm đương chức vụ".
-
Nói suông hay nói suôn: Hai cách viết đều đúng nhưng nghĩa khác nhau nhé. Nói suôn là nói trôi chảy, còn nói suông là nói mà không làm.
-
Phong phanh hay phong thanh: Phong thanh là nghe lời đồn, nghe loáng thoáng chuyện gì đó. Còn phong phanh là mỏng manh, đơn sơ, kiểu "ăn mặc phong phanh".
-
Sáng lạng hay xán lạn hay sán lạn: Từ viết đúng là xán lạn với nghĩa "tươi sáng rực rỡ".
-
Sát nhập hay sáp nhập: Hai cách dùng đều được xem là đúng nhưng bạn nên viết sáp nhập nhé.
-
Se sua hay xe xua: Se sua viết đúng chính tả, là phương ngữ Nam bộ với nghĩa là làm đỏm, đua đòi chưng diện, hoặc khoe khoang.
-
Sớn sác hay xớn xác: Từ sớn sác viết đúng chính tả với nghĩa là nhớn nhác, vô ý, không chú tâm, không cẩn thận nên dẫn đến sai sót.
-
Suôn sẻ hay suông sẻ: Từ viết đúng là suôn sẻ với nghĩa "trôi chảy, liền mạch, không khó khăn, vấp váp".
-
Thăm quan hay tham quan: Cách viết đúng là tham quan với nghĩa "đi tận nơi để quan sát, mở rộng hiểu biết".
-
Tri thức hay trí thức: Hai từ có nghĩa hoàn toàn khác nhau. Trong đó tri thức là những điều hiểu biết có hệ thống về sự vật, hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội. Còn trí thức là người chuyên lao động trí óc và có tri thức chuyên môn.
-
Tựu chung hay tựu trung: Từ tựu trung viết đúng chính tả với nghĩa "tóm lại, điều sắp nêu ra là cái chung, cái chính trong những điều vừa nói đến".
-
Vãng cảnh hay vãn cảnh: Từ điển tiếng Việt đều ghi nhận cả 2 từ này đúng.
-
Vô hình chung hay vô hình trung: Từ vô hình trung viết đúng chính tả với nghĩa trong cái vô hình; tuy không có chủ định, không cố ý nhưng tự nhiên lại là (tạo ra, gây ra việc gì đó).
-
Xạo xự hay xạo sự: Từ viết đúng là xạo xự với nghĩa là nói xạo, nói quá lên, nói cho rộn bộ chứ không xác thực gì cả.
-
Xoay sở hay xoay xở: Từ viết đúng là xoay xở với nghĩa làm hết cách này đến cách khác để giải quyết vấn đề.
-
Súc tích hay xúc tích: Viết súc tích mới đúng chính tả với nghĩa "ngắn gọn và đầy đủ".
-
Điểm yếu và yếu điểm: Hai từ nghĩa hoàn toàn trái ngược. Yếu điểm là chỗ quan trọng; còn điểm yếu mới thật sự là… điểm yếu, là nhược điểm.
Tiếng Nghệ sẽ tiếp tục cập nhật các từ tiếng Việt dễ sai chính tả ở bài viết này. Bạn đọc nhớ theo dõi nhé. Hoặc bạn có thể nhắn tin trao đổi qua kênh Facebook tiếng Nghệ nha!
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Tí hay tý? Tí nữa hay tý nữa? Tí xíu hay tý xíu viết đúng?
-
Xì xụp hay sì sụp đúng? Khi nào dùng sì sụp hoặc xì xụp?
-
Lãng tử là gì? Người lãng tử là người như thế nào?
-
Sà xuống hay xà xuống? Sà vào lòng hay xà vào lòng?
-
Già dơ hay già rơ mới là từ đúng chính tả?
-
Viết hi hữu hay hy hữu? Nên dùng i ngắn hay y dài?
-
Liên danh hay liên doanh khác nhau thế nào? Cách phân biệt
-
Xạo sự hay xạo xự viết đúng chính tả? Nghĩa là gì?
-
Viết di dỉ dì di hay gi gỉ gì gi mới đúng chính tả?
-
Chập chùng hay trập trùng đúng chính tả tiếng Việt?
-
Cổ xúy hay cổ súy là đúng chính tả tiếng Việt?