Trơn tru hay chơn chu? Trơn trượt hay chơn trượt đúng?
1. Trơn tru hay chơn chu đúng?
Trơn tru hay chơn chu là cặp từ gây nhiều nhầm lẫn như trường hợp trầm trồ hay chầm chồ hoặc trường hợp trống không hay chống không mà Nghệ ngữ đề cập trước đó. Và đáp án bạn đọc cần nhớ là trơn tru viết đúng chính tả nhé! Còn từ chơn chu viết sai, không có nghĩa, do lối nói ngọng tr thành ch của nhiều vùng miền.
Một số ví dụ dùng từ "trơn tru" mà bạn đọc thấy trên báo chí như sau:
-
Ông Nguyễn Đức Chung: Hệ thống phần mềm của Hà Nội chạy trơn tru.
-
Phần mềm thi đánh giá năng lực được coi là trơn tru.
-
Nhà nghiên cứu Trung Quốc có thể tiến hành trơn tru hoạt động lấy mẫu vật Mặt Trăng.
>>>Xem thêm:
2. Trơn tru nghĩa là gì? Bảng phân biệt tru và chu từng ngữ cảnh
Theo từ điển tiếng Việt, trơn tru là tính từ có các nghĩa như sau:
-
Có bề mặt bằng và nhẵn, không gồ ghề, không lồi lõm. Ví dụ: bào cho thật trơn tru
-
Trôi chảy, không ngập ngừng, không vấp váp (đồng nghĩa với lưu loát). Ví dụ: trả lời trơn tru
-
(Khẩu ngữ) thuận lợi, không vướng mắc (đồng nghĩa với từ suôn sẻ). Ví dụ: mọi việc đều trơn tru, máy móc vận hành trơn tru
Để bạn đọc tiện phân biệt và dùng đúng, tránh nhầm lẫn tr/ch (tru hay chu) tiếng Nghệ đã tổng hợp bảng sau:
Thắc mắc thường gặp |
Cách viết đúng chính tả |
trơn tru hay trơn chu |
trơn tru |
chơn chu hay trơn tru |
trơn tru |
chu chéo hay tru tréo |
tru tréo |
chu mỏ hay tru mỏ |
chu mỏ |
hoạt động máy mọc chơn chu hay trơn tru |
hoạt động máy mọc trơn tru |
trời chu đất diệt hay trời tru đất diệt |
trời tru đất diệt |
đường trơn hay chơn |
đường trơn |
trơn trượt hay chơn trượt |
trơn trượt |
Kết lại, khi thắc mắc viết trơn tru hay chơn chu thì bạn đọc nhớ cho viết trơn tru mới đúng chính tả. Ngoài ra, bạn cần phân biệt trơn và chơn theo bảng kể trên nha!
Viết bởi Nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Viết kỹ càng hay kĩ càng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Tí hay tý? Tí nữa hay tý nữa? Tí xíu hay tý xíu viết đúng?
-
Xì xụp hay sì sụp đúng? Khi nào dùng sì sụp hoặc xì xụp?
-
Lãng tử là gì? Người lãng tử là người như thế nào?
-
Sà xuống hay xà xuống? Sà vào lòng hay xà vào lòng?
-
Già dơ hay già rơ mới là từ đúng chính tả?
-
Xạo ke là gì? Xạo ke có phải là một từ nói tục?
-
Viết hi hữu hay hy hữu? Nên dùng i ngắn hay y dài?
-
Liên danh hay liên doanh khác nhau thế nào? Cách phân biệt
-
Con thầy vợ bạn hay cơm thầy vợ bạn mới đúng?
-
Xạo sự hay xạo xự viết đúng chính tả? Nghĩa là gì?