5 từ đồng nghĩa với từ giúp đỡ và đặt câu hoàn chỉnh
Từ đồng nghĩa với từ giúp đỡ là những từ như trợ giúp, hỗ trợ, tương trợ, đỡ đần,... Bài viết sau sẽ giới thiệu 5 từ đồng nghĩa phổ biến và đặt câu hoàn chỉnh.

1. Giúp đỡ là gì?
Để tìm đúng từ đồng nghĩa với từ giúp đỡ thì trước tiên chúng ta cần hiểu rõ nghĩa của từ này là gì nhé.
Theo từ điển tiếng Việt, giúp đỡ là động từ có nghĩa "giúp để làm giảm bớt khó khăn hoặc để thực hiện được một công việc nào đó". Ví dụ: giúp đỡ nhau học tập, giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần,...
Từ giúp đỡ được dùng rất phổ biến trong giao tiếp, báo chí, sách,... Một số bài báo dùng từ này mà bạn thường thấy là:
-
Mẹ vợ giúp đỡ nhiều nhưng chồng tôi thường xuyên chê bà
-
Có nên sang nước ngoài làm việc khi được bác ruột giúp đỡ
-
Cộng đồng quyên góp giúp đỡ shipper bị cướp
-
Quốc Tuấn: 'Con trai biết chia sẻ, giúp đỡ tôi'
-
'Nhà hàng tình yêu' giúp đỡ người vô gia cư ở Tunisia
2. Top 5 từ đồng nghĩa với từ giúp đỡ và đặt câu hoàn chỉnh
Như đề cập đầu bài viết, từ đồng nghĩa với từ giúp đỡ là trợ giúp, hỗ trợ, tương trợ, đỡ đần.
Với mỗi từ này chúng ta có thể đặt câu như sau:
-
Anh ấy luôn trợ giúp tôi trong cuộc sống.
-
Cô giáo hỗ trợ học sinh đóng học phí.
-
Cộng đồng người Việt ở châu Âu tương trợ lẫn nhau.
-
Anh trai làm thêm để đỡ đàn gia đình.
Như vậy, các từ đồng nghĩa với từ giúp đỡ thường dùng nhất là trợ giúp, hỗ trợ, tương trợ, đỡ đần. Tùy theo ngữ cảnh mà bạn dùng cho chính xác nhé. Xem thêm các từ đồng nghĩa từ trái nghĩa tại chuyên mục Hỏi đáp tiếng Nghệ nha!
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Diễu hành hay diễn hành? Diễu binh hay diễn binh đúng chính tả?
-
Sáp lại gần hay xáp lại gần? Phân biệt sáp hay xáp chi tiết
-
Thành ngữ ướt như chuột lột hay ướt như chuột lội mới đúng?
-
Tán hay táng vào mặt? Tán gia bại sản hay táng gia bại sản?
-
Đều như vắt tranh hay vắt chanh hay vách tranh mới đúng?
-
Viết/gọi là lòng xe điếu hay se điếu mới đúng chính tả?
-
Viết kỳ vọng hay kì vọng? Nên dùng i ngắn hay y dài?
-
Viết trút giận hay chút giận? Trút nước hay chút nước?
-
Viết cho chừa hay cho trừa? Chừa tội hay trừa tội đúng?
-
Viết lổ chổ hay lỗ chỗ, lổ đổ hay lỗ đỗ đúng?
-
Thi thoảng hay thỉnh thoảng, thảng thốt hay thoảng thốt đúng?