Giơ mặt hay dơ mặt? Giơ điện thoại hay dơ điện thoại?
Giơ mặt hay dơ mặt? Còn tùy vào ngữ cảnh mà viết giơ hay dơ. Cùng tìm hiểu kỹ hơn cách dùng giơ hay dơ trong bài viết sau đây!

1. Giơ mặt hay dơ mặt?
Dơ hay giơ là từ đồng âm khác nghĩa dễ gây nhầm lẫn trong tiếng Việt như trường hợp dậu hay giậu. Như trường hợp này nói/viết giơ mặt hay dơ mặt? Câu trả lời là tùy theo ngữ cảnh:
-
Giơ mặt: Là đưa cái mặt lên. Ví dụ "mày giơ mặt lên nào, làm gì cúi thế".
-
Dơ mặt: Là "xấu mặt". Ví dụ "dơ mặt mày chưa", thường dùng trong văn nói, theo phương ngữ miền Nam (dơ ở đây là bẩn, xấu. Ví dụ chơi dơ = chơi xấu)/.
2. Giơ điện thoại hay dơ điện thoại?
Ở trường hợp này thì cần viết là giơ điện thoại - tức đưa điện thoại lên cao để quay phim, chụp ảnh... hoặc làm gì đó theo nhu cầu.
Cụ thể hơn, từ "giơ" trong tiếng Việt là động từ có nghĩa "đưa cao lên hoặc đưa ra phía trước". Nên chúng ta thường nói: giơ tay phát biểu, giơ chân lên,...
>>>Đọc thêm: Viết dơ bẩn hay giơ bẩn? Dây bẩn hay giây bẩn đúng?
3. Giơ cao đánh khẽ hay dơ cao đánh khẽ?
Với trường hợp này thì viết đúng là giơ cao đánh khẽ. Từ "giơ" ở đây là động từ chỉ hành động đưa lên cao. Việc viết dơ cao đánh khẽ là sai chính tả.
Câu giơ cao đánh khẽ có nghĩa "hăm doạ, làm ra vẻ dữ chỉ cốt cho sợ, chứ trừng phạt, xử lý thì lại rất nhẹ".
4. Giơ chân hay dơ chân? Giơ cờ hay dơ cờ?
Như trường hợp giơ mặt hay dơ mặt, thì giơ chân hay dơ chân còn tùy ngữ cảnh như sau:
-
Giơ chân: Có nghĩa là đưa chân lên hoặc đưa chân ra phía trước
-
Dơ chân: Có nghĩa là chân bị bẩn
Riêng trường hợp giơ cờ hay dơ cờ thì giơ cờ viết đúng chính tả. Từ giơ cờ chỉ hành động đưa lá cờ (hoặc quân cờ) lên cao hoặc lên phía trước nhé.
Hy vọng qua một số ví dụ trên bạn đọc dễ dàng phân biệt giơ hay dơ nhé. Nên nhớ giơ là động từ, còn dơ là tính từ dùng khác nhau bạn nha.
Viết bởi www.nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Diễu hành hay diễn hành? Diễu binh hay diễn binh đúng chính tả?
-
Sáp lại gần hay xáp lại gần? Phân biệt sáp hay xáp chi tiết
-
Thành ngữ ướt như chuột lột hay ướt như chuột lội mới đúng?
-
Tán hay táng vào mặt? Tán gia bại sản hay táng gia bại sản?
-
Đều như vắt tranh hay vắt chanh hay vách tranh mới đúng?
-
Viết/gọi là lòng xe điếu hay se điếu mới đúng chính tả?
-
Viết kỳ vọng hay kì vọng? Nên dùng i ngắn hay y dài?
-
Viết trút giận hay chút giận? Trút nước hay chút nước?
-
Viết cho chừa hay cho trừa? Chừa tội hay trừa tội đúng?
-
Viết lổ chổ hay lỗ chỗ, lổ đổ hay lỗ đỗ đúng?
-
Thi thoảng hay thỉnh thoảng, thảng thốt hay thoảng thốt đúng?