Giùm hay dùm đúng chính tả? Tiếng Nghệ nói giùm là gì?
Giùm hay dùm đúng chính tả? Đáp án là giùm viết đúng nhé. Cùng tìm hiểu chi tiết vì sao nhiều người nhầm lẫn dùm hay giùm ngay!
1. Giùm hay dùm đúng chính tả?
Giùm hay dùm đúng chính tả? Đáp án là giùm viết đúng chính tả, còn dùm viết sai chính tả. Cụ thể, trong từ điển tiếng Việt ghi nhận từ "giùm" là động từ, một phương ngữ có nghĩa "giúp, hộ".
Ví dụ: nhờ làm giùm việc này, nhờ nói giùm với cô ấy một câu...
Hoặc trên báo chí, chúng ta sẽ thấy từ "giùm" được sử dụng khá phổ biến. Ví dụ ở báo Tuổi trẻ, bạn đọc thấy các bài viết sau:
-
Vụ hoa khôi trường đại học đánh ghen giùm bạn
-
Cô gái hú hồn khi được thanh niên mở cửa cổng giùm
-
Hai chú chó thông minh biết nhận hàng giùm chủ
-
Vụ đứng tên đất giùm Chi hội Người cao tuổi: Nguyên chi hội trưởng đã chịu trả lại đất
-
Tính mạng con trẻ không thể đợi người khác lo giùm!
Mặc dù giùm viết đúng chính tả nhưng trên thực tế nhiều người viết vẫn dùm. Ví dụ, cùng ở báo Tuổi trẻ, chúng ta cũng thấy các bài viết sau:
-
CĐV Đông Nam Á nổi giận dùm tuyển Việt Nam, tố trọng tài thiên vị
-
Robot nhận bằng tốt nghiệp dùm sinh viên vì Covid-19
-
Cổ động viên vào sân truy cản đối thủ dùm đội nhà
Vì sao nhiều người nhầm lẫn dùm hay giùm? Cùng Nghệ ngữ tìm hiểu chi tiết ngay sau đây!
>>>Xem thêm: Ra dáng hay da dáng?
2. Giùm là gì? Vì sao nhiều người thích viết dùm hơn giùm?
Giùm là một từ rất thông dụng, đặc biệt ở miền Nam. Theo Việt Nam tự điển thì giùm là giúp. Ví dụ: Làm giùm, Vay giùm món tiền, giúp giùm, xách giùm…
Trong tư liệu này còn ghi nhận một nghĩa khác của “giùm” là “dựng tạm chỗ ở”. Ví dụ "giùm tạm mấy căn nhà lá để ở”. Điều đáng đề cập, trong từ điển này cũng không ghi nhận từ "dùm".
Ở trên chúng ta đã biết giùm hay dùm thì viết giùm là đúng chính tả. Nhưng nghịch lý trên thực tế báo chí vẫn viết dùm và nhiều người, đặc biệt ở miền Nam viết dùm thay giùm. Vì sao như thế?
Theo tìm hiểu của Nghệ ngữ thì điều này có lẽ do từ "giùm" được dùng nhiều trong miền Nam. Mà người Nam bộ thường thiên về dùng “d” hơn “gi” vì cách dùng này tạo ra cảm giác nhẹ nhàng, thân thiện hơn.
Để bạn đọc dễ nhớ giùm/dùm Hỏi đáp tiếng Nghệ đã tổng hợp bảng sau:
Thắc mắc thường gặp |
Cách viết đúng |
giùm hay dùm đúng chính tả |
giùm đúng chính tả |
mua giùm hay dùm |
mua giùm |
làm giùm |
|
đem giùm hay dùm |
đem giùm |
gửi giùm hay gửi dùm |
gửi giùm |
Dùm là d hay gi |
gi (giùm) |
>>>Xem thêm: Giắt hay dắt?
3. Phân biệt cách viết đúng/sai trên thực tế
Như đề cập ở trên, mặc dù giùm viết đúng chính tả nhưng trên thực tế nhiều người viết "dùm" - sai chính tả mà không biết. Bạn đọc có thể tham khảo thêm bảng sau để nhớ nhé!
Ví dụ thực tế |
Cách viết đúng |
Cách viết sai |
Làm dùm |
|
❌ |
Làm dùm công việc |
|
❌ |
Giữ dùm |
|
❌ |
Làm dùm người khác |
|
❌ |
Lấy dùm |
|
❌ |
Làm giùm tôi |
✅ |
|
Mua dùm |
|
❌ |
ngại dùm |
|
❌ |
thông cảm giùm |
✅ |
|
xách giùm |
✅ |
|
dùm anh |
|
❌ |
dùm cái |
|
❌ |
Kết lại khi thắc mắc giùm hay dùm bạn đọc nhớ giùm viết đúng chính tả nhé. Cũng thông tin thêm với bạn đọc, giùm không phải phương ngữ xứ Nghệ, người Nghệ thường nói "giúp" thay vì "giùm".
Tổng hợp bởi www.nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Làm lốt hay nốt, xin lốt hay nốt đúng chính tả?
-
Méc hay mét khác nhau thế nào? Méc mẹ hay mét mẹ?
-
Viết kỹ càng hay kĩ càng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Tí hay tý? Tí nữa hay tý nữa? Tí xíu hay tý xíu viết đúng?
-
Xì xụp hay sì sụp đúng? Khi nào dùng sì sụp hoặc xì xụp?
-
Lãng tử là gì? Người lãng tử là người như thế nào?
-
Sà xuống hay xà xuống? Sà vào lòng hay xà vào lòng?
-
Tai vách mạch dừng hay tai vách mạch rừng mới đúng?
-
Không nói lên lời hay nên lời? Thốt lên lời hay thốt nên lời?
-
Già dơ hay già rơ mới là từ đúng chính tả?
-
Ráng lên hay rán lên? Ráng chịu hay rán chịu đúng?