Mất giông hay mất dông ngày tết? Giông cả năm hay dông cả năm?
Viết mất giông hay mất dông ngày Tết? Giông cả năm hay dông cả năm đúng? Đáp án là bạn đọc cần viết "giông" - viết gi mới đúng nha. Cùng Nghệ ngữ tìm hiểu ngay nhé!

1. Mất giông hay mất dông ngày tết?
Một bạn đọc nhắn tin qua Facebook tiếng Nghệ hỏi rằng viết "mất giông hay mất dông ngày Tết? Giông cả năm hay dông cả năm mới đúng?". Và đáp án của Nghệ ngữ là bạn cần viết: Mất giông ngày Tết, giông cả năm - viết gi mới đúng chính tả tiếng Việt. Đây là trường hợp nhầm lẫn giông và dông rất phổ biến như mưa giông hay mưa dông, dông tố hay giống tố mà chúng tôi từng đề cập.
Cụ thể, từ "giông" trong "mất giông ngày Tết, giông cả năm" được ghi nhận với nghĩa là "có thể sẽ gặp phải điều không hay về sau, do đầu năm hay sáng sớm đã gặp hay làm phải điều coi là gở, theo tín ngưỡng dân gian". Đây là từ được ghi nhận trong hàng loạt từ điển sau:
-
Từ điển - Lê Văn Đức ghi nhận với nghĩa "mắc phong long, gặp điềm xấu, có thể xui lâu".
-
Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức ghi nhận với nghĩa "gặp cái gì dở rồi sinh ra rủi, theo mê tín".
-
Đại Từ điển Tiếng Việt ghi nhận với nghĩa "có thể gặp điều rủi ro khi bước đầu (đầu năm hay sáng sớm...) làm điều không hay hoặc gặp điều được coi là gở, theo mê tín".
-
Từ điển - Nguyễn Lân ghi nhận với nghĩa "bị rủi vì gặp phải điều gì coi là gở theo mê tín".
-
Từ điển - Thanh Nghị ghi nhận với nghĩa "rủi".
-
Từ điển - Việt Tân ghi nhận với nghĩa "gặp cái gì dở rồi sinh ra rủi, theo mê tín".
-
Từ điển - Khai Trí ghi nhận với nghĩa "nói gặp cái gì mà thành ra điềm không may về sau".
2. Khi nào viết dông hay giông?
Trên thực tế, dông và giôn còn gây rất nhiều tranh cãi. Đặc biệt, các trường hợp như "dông tố, mưa dông, dông bão" vẫn tồn tại cách viết song song là "giông tố, mưa giông, giông bão". Với trường hợp đó thì bạn đọc có thể viết dông hoặc giông cũng đều đúng.
Tuy nhiên, với trường hợp "mất giông ngày Tết", "giông cả năm" thì bạn đọc cần viết gi để thể hiện đúng nghĩa "mắc phong long, gặp điềm xấu, có thể xui lâu" nha.
Nếu bạn còn thắc mắc khác bạn có thể xem thêm ở chuyên mục Hỏi đáp tiếng Nghệ hoặc để lại bình luận dưới bài viết này nhé!
Viết bởi www.nghengu.vn
Tags: hỏi đáp tiếng nghệ
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Diễu hành hay diễn hành? Diễu binh hay diễn binh đúng chính tả?
-
Sáp lại gần hay xáp lại gần? Phân biệt sáp hay xáp chi tiết
-
Thành ngữ ướt như chuột lột hay ướt như chuột lội mới đúng?
-
Tán hay táng vào mặt? Tán gia bại sản hay táng gia bại sản?
-
Đều như vắt tranh hay vắt chanh hay vách tranh mới đúng?
-
Viết/gọi là lòng xe điếu hay se điếu mới đúng chính tả?
-
Viết kỳ vọng hay kì vọng? Nên dùng i ngắn hay y dài?
-
Viết trút giận hay chút giận? Trút nước hay chút nước?
-
Viết cho chừa hay cho trừa? Chừa tội hay trừa tội đúng?
-
Viết lổ chổ hay lỗ chỗ, lổ đổ hay lỗ đỗ đúng?
-
Thi thoảng hay thỉnh thoảng, thảng thốt hay thoảng thốt đúng?