Từ trái nghĩa với phong phú đa dạng là từ gì?
Từ trái nghĩa với phong phú là những từ như thiếu thốn, khan hiếm, nghèo khó, nghèo nàn,... Tìm hiểu chi tiết 5+ từ trái nghĩa với từ phong phú ngay sau đây!

1. Phong phú là gì?
Trước khi tìm từ trái nghĩa với phong phú thì chúng ta cần nắm rõ nghĩa của từ này là gì nhé. Theo từ điển tiếng Việt, phong phú là tính từ có nghĩa là "nhiều và đa dạng". Ví dụ chúng ta viết: trí tưởng tượng của hắn hết sức phong phú, nước ta có nguồn tài nguyên phong phú,...
Trên báo chí, chúng ta cũng sẽ thấy từ phong phú được sử dụng khá phổ biến. Ví dụ các bài báo sau:
-
'Chuyện cơm Hội An' - phong phú ẩm thực Việt
-
Hệ sinh thái tiện ích phong phú tại Centria Island
-
Không cần đọc sách nhiều mới có tâm hồn phong phú
>>>Đọc thêm:
2. Top 3 từ trái nghĩa với phong phú thường dùng
Theo nghĩa trên thì chúng ta dễ dàng nhận biết phong phú trái nghĩa với từ gì. Cụ thể, 3 từ dưới đây là những từ trái nghĩa với từ phong phú thường dùng nhất:
-
Thiếu thốn
-
Nghèo nàn
-
Khan hiếm
Ngoài ra, một số từ như ít ỏi, thiếu hụt cũng là từ trái nghĩa nhưng ít dùng hơn. Dưới đây là câu văn hoàn chỉnh đặt với các từ trái nghĩa này để bạn đọc tiện tham khảo:
Thiếu thốn:
-
Cuộc sống của anh ấy còn thiếu thốn
-
Người Việt tại Ukraine giúp nhau trong thiếu thốn
-
Cuộc sống chúng ta luôn thiếu thốn tình cảm
Nghèo nàn:
-
Giáo viên bật khóc trước chủ tịch huyện vì bữa cơm 'nghèo nàn'
-
Nền kinh tế còn nghèo nàn lạc hậu
-
Ẩm thực đường phố Việt đang 'nghèo nàn'?
Khan hiếm:
-
Nhiều vi phạm khiến khan hiếm thuốc, vật tư y tế
-
Hoa Tết khan hiếm do mưa bão
-
Nguồn cung chung cư TP HCM vẫn khan hiếm vào năm sau
Như vậy, từ trái nghĩa với phong phú là các từ như khan hiếm, thiếu thốn, nghèo nàn,... Đây là 3 từ được dùng phổ biến nhất nhé! Nếu còn thắc mắc khác bạn hãy nhắn tin qua Facebook tiếng Nghệ Tĩnh hoặc xem thêm tại chuyên mục Từ đồng nghĩa từ trái nghĩa.
Viết bởi Nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Nữa hay nửa? Nữa ngày hay nửa ngày? Một nữa hay một nửa?
-
Viết dỡn hay giỡn mới đúng chính tả tiếng Việt?
-
Viết xếp chồng hay xếp trồng? Chồng lên nhau hay trồng lên nhau?
-
Viết cực kỳ hay cực kì? Cực kì hấp dẫn hay cực kỳ hấp dẫn?
-
Đía là gì? Nói đía, nhìn đía, bịa đía nghĩa là sao?
-
Viết xà quầng hay xà quần đúng? Nghĩa cụ thể là gì?
-
Quấn hay cuốn? Quấn hút hay cuốn hút? Quấn người hay cuốn người?
-
Sát muối hay xát muối đúng? Phân biệt sát và xát
-
Dóng hàng hay gióng hàng? Khi nào viết gióng hay dóng?
-
Dập hay giập đúng? Dập nát hay giập nát? Dập tắt hay giập tắt?
-
Viết chỉ trỏ hay chỉ chỏ đúng? Phân biệt trỏ và chỏ