Từ trái nghĩa với cao thượng là từ nào? Ví dụ chi tiết
Trái nghĩa với cao thượng là từ nào? Thưa với bạn đọc, trái nghĩa với cao thượng là các từ như tầm thường, nhỏ nhen... Cùng tìm hiểu chi tiết với Nghệ ngữ nhé!
1. Cao thượng là gì?
Để tìm ra các từ trái nghĩa với cao thượng thì chúng ta phải hiểu rõ nghĩa của từ này là gì, từ đó để chọn ra từ trái nghĩa phù hợp nhất.
Theo từ điển tiếng Việt, cao thượng là tính từ có nghĩa "có phẩm chất, đạo đức cao cả, vượt hẳn lên trên những cái tầm thường, nhỏ nhen".
Một số ví dụ về từ "cao thượng" thường thấy trên báo chí như sau:
-
Công bằng, cao thượng quan trọng hơn thành tích
-
SEA Games 31 được đánh giá tổ chức công bằng, cao thượng
-
Sự khoan dung cao thượng
2. Từ trái nghĩa với cao thượng là từ nào?
Từ nghĩa trên chúng ta dễ dàng tìm ra nhiều từ trái nghĩa với cao thượng gồm có: thấp hèn, đê tiện, đê hèn, đê mạt, đớn hèn, hạ tiện, ti tiện, hèn hạ, tầm thường... hoặc trong vài trường hợp từ ích kỷ cũng có thể xem là trái nghĩa với từ cao thượng.
Trong danh sách những từ trái nghĩa với từ cao thượng trên thì từ đê tiện được sử dụng phổ biến nhất. Ví dụ, chúng ta thường nói "Anh A cao thượng", "Anh B đê tiện" để thể hiện sự trái ngược lẫn nhau.
Hoặc chúng ta cũng có thể dùng các từ như tầm thường, đớn hèn, hèn hạ... với mức độ nhẹ hơn so với từ đê tiện nhưng vẫn trái nghĩa với cao thượng nhé.
Còn các từ như hạ tiện, ti tiện, đê mạt là những từ ít dùng hơn, dù vẫn trái nghĩa với từ cao thượng.
Một số ví dụ câu sử dụng từ trái nghĩa kể trên như:
-
Anh A là một kẻ đê tiện
-
Hành động của chị B rất hèn hạ
-
Cách sống của anh ấy thật tầm thường
3. Từ đồng nghĩa với cao thượng là gì?
Ở trên chúng ta đã thấy rất nhiều từ trái nghĩa với từ cao thượng. Vậy từ nào đồng nghĩa với cao thượng?
Xin thưa với bạn đọc, đồng nghĩa với từ cao thượng là các từ như: cao quý, cao cả...
Như vậy, có rất nhiều từ trái nghĩa với từ cao thượng mà bạn đọc có thể tham khảo ở trên. Trong đó từ đê tiện là từ được sử dụng phổ biến nhất nhé!
Tổng hợp bởi www.nghengu.vn
Tags: hỏi đáp tiếng nghệ
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Lười nhác hay lười nhát viết đúng? Phân biệt nhát và nhác
-
Cách phân biệt xong hay song chính xác nhất
-
Viết chiến sỹ hay chiến sĩ là đúng? Nên chọn cách viết nào?
-
Ngành hay nghành là đúng? Khi nào viết ng hay ngh?
-
Tỉ lệ hay tỷ lệ là đúng? Cách viết nào chính xác hơn?
-
Mặc khác hay mặt khác từ nào đúng chính tả tiếng Việt?
-
Sổng chuồng hay xổng chuồng? Viết sổng hay xổng là đúng chính tả?
-
Gởi hay gửi? Kính gửi hay kính gởi? Cách phân biệt gởi và gửi
-
Top những câu đối hay về ông bà tổ tiên kèm giải nghĩa chi tiết
-
Dời lịch hay rời lịch đúng chính tả? Cách phân biệt dời hay rời
-
7 bài thơ ngắn hay về triết lý cuộc sống của tác giả Thái Bá Tân