Chú thiếm hay chú thím đúng? Tiếng Nghệ gọi chú thím là gì?
Chú thiếm hay chú thím viết đúng chính tả? Đáp án là chú thím viết đúng nhé. Cùng tìm hiểu kỹ hơn nghĩa từ này và cách gọi chú thím trong tiếng Nghệ nha!

1. Chú thiếm hay chú thím viết đúng?
Từ chú thiếm hay chú thím thì chỉ có chú thím viết đúng chính tả, còn chú thiếm viết sai và từ thiếm không có nghĩa. Tuy nhiên, một số vùng vẫn gọi thiếm như trong tiếng Quảng Trị bạn nha.
Cụ thể hơn, việc nhầm lẫn giữa chú thím hay chú thiếm là do cách phát âm nhanh của một số vùng. Ví dụ một số nơi gọi thím nhưng nói nhanh thành "thiếm" nên người nghe lần đầu rất khó phân biệt.
Để bạn đọc dễ nhớ hơn, Nghệ ngữ đã tổng hợp các thắc mắc như bảng sau:
Thắc mắc thường gặp |
Cách viết đúng chính tả |
chú thím có ê không |
không có ê, viết đúng chú thím |
chú thiếm út hay chú thím út |
chú thím út |
chú thiếm hay chú thím viết đúng |
chú thím |
chú thiếm đúng chính tả |
chú thím mới đúng chính tả |
>>>Tìm hiểu thêm: Ngành hay nghành là đúng?
2. Thím là gì?

Theo từ điển tiếng Việt, thím là danh từ chỉ vợ của chú (dùng xưng gọi). Hoặc ở một số vùng thím là từ người đàn ông (và vợ) dùng trong đối thoại để gọi em dâu của mình hoặc để gọi người phụ nữ đã có chồng một cách thân mật, coi như em dâu của mình (theo cách gọi của con mình).
Ví dụ, trên báo chí chúng ta đôi khi vẫn thấy từ thím xuất hiện như sau:
-
Phòng gym cấm cửa các 'bà thím'
-
Các 'bà thím' vô ý thức ở phòng gym
-
Mẹ bị xúc phạm trước nhiều người khi hỏi nợ chú thím
-
Thím - người phụ nữ tuyệt vời của tôi
-
Chồng và thím dâu có nhiều cử chỉ không bình thường
Thêm thông tin thú vị đến bạn đọc, ở Nghệ Tĩnh, người dân không gọi thím mà gọi mự - vợ của chú. Còn trong tiếng Huế thì gọi thím. Bạn đọc có thể tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết mự là gì mà tiếng Nghệ đề cập trước đó nhé.
Kết lại, khi thắc mắc chú thiếm hay chú thím thì bạn đọc nhớ viết chú thím nhé. Nếu còn thắc mắc khác bạn hãy để lại bình luận dưới bài viết này nha! Tìm hiểu thêm nhiều bài viết về chính tả khác tại Hỏi đáp tiếng Nghệ nhé!
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Diễu hành hay diễn hành? Diễu binh hay diễn binh đúng chính tả?
-
Sáp lại gần hay xáp lại gần? Phân biệt sáp hay xáp chi tiết
-
Thành ngữ ướt như chuột lột hay ướt như chuột lội mới đúng?
-
Tán hay táng vào mặt? Tán gia bại sản hay táng gia bại sản?
-
Đều như vắt tranh hay vắt chanh hay vách tranh mới đúng?
-
Viết/gọi là lòng xe điếu hay se điếu mới đúng chính tả?
-
Viết kỳ vọng hay kì vọng? Nên dùng i ngắn hay y dài?
-
Viết trút giận hay chút giận? Trút nước hay chút nước?
-
Viết cho chừa hay cho trừa? Chừa tội hay trừa tội đúng?
-
Viết lổ chổ hay lỗ chỗ, lổ đổ hay lỗ đỗ đúng?
-
Thi thoảng hay thỉnh thoảng, thảng thốt hay thoảng thốt đúng?