Mự là gì trong tiếng Nghệ Tĩnh?
Mự là gì trong cách xưng hô của người Nghệ An và Hà Tĩnh? Cùng Hỏi đáp tiếng Nghệ An Hà Tĩnh tìm hiểu chi tiết về cách xưng hô của người Nghệ ngay nhé!
1. Mự là gì?
Một bạn đọc về xứ Nghệ ra mắt nhà người yêu và được giới thiệu với họ hàng. Sau đó bạn đọc hỏi Nghệ ngữ rằng: Người Nghệ An xưng mự, chú mự, vậy có nghĩa là gì? Vai vế ra sao trong họ?
Xin thưa với bạn đọc, "mự" trong tiếng Nghệ có là "mợ" (tiếng miền Bắc) và "thím" (tiếng miền Nam). Như vậy "mự" là người vợ của chú - em trai cha hoặc vợ của cậu (em trai, anh trai của mẹ).
Nói rõ hơn, khi xưng hô "chú mự" thì bạn cần hiểu chú là em trai cha, lấy vợ gọi là mự. Ngược lại, nếu anh trai cha lấy vợ thì sẽ gọi là "bác" (không gọi mự) nữa nhé.
Ngoài ra, người Nghệ vẫn thường xưng hô mự, chú với người ngoài. Thường là người ít tuổi chào hỏi người lớn tuổi hơn: Chào mự, chào chú - lúc này đơn giản chú, mự là câu chào người lớn tuổi mà không cần liên hệ họ hàng nhé!
Từ mự lúc này đồng nghĩa với cách gọi thím, chú thím như nhiều vùng khác nhé.
2. Một số từ ngữ xưng hô trong giao tiếp
Ngoài việc hiểu mự là gì bạn đọc cũng cần tìm hiểu thêm một số danh từ xưng hô như sau trong giao tiếp của người Nghệ nha.
-
O: Em gái hoặc chị gái của cha đều gọi là o.
-
Dì: Em gái hoặc chị gái của mẹ đều gọi là dì.
-
Cụ: Tức là cậu, người là em trai hoặc anh trai mẹ.
-
Trượng/dượng: Người lấy em gái/chị gái cha hoặc lấy em gái/chị gái của mẹ. Tùy theo vùng mà xưng hô trượng hoặc dượng nhé
-
Ả: chị. Người Nghệ xưa vẫn thường gọi ả, gọi em thay cho chị em. Bây giờ giới trẻ ít dùng từ này.
-
Enh/Eng: Anh
-
Em rọt: Em ruột
-
Ôông: ông
-
Ôông cố: Tức cha của ông nội/ông ngoại
-
Bà cố: Tức mẹ của bà nội/bà ngoại
Hy vọng qua bài viết ngắn này đã giúp bạn đọc hiểu mự là gì cùng các danh từ xưng hô khác trong tiếng Nghệ. Nếu còn thắc mắc nào khác bạn đọc vui lòng nhắn tin qua Fanpage Tiếng Nghệ nhé!
>>>Xem thêm: Tru là gì? Con tru là con gì?
Tổng hợp bởi Nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Lười nhác hay lười nhát viết đúng? Phân biệt nhát và nhác
-
Cách phân biệt xong hay song chính xác nhất
-
Viết chiến sỹ hay chiến sĩ là đúng? Nên chọn cách viết nào?
-
Ngành hay nghành là đúng? Khi nào viết ng hay ngh?
-
Tỉ lệ hay tỷ lệ là đúng? Cách viết nào chính xác hơn?
-
Mặc khác hay mặt khác từ nào đúng chính tả tiếng Việt?
-
Sổng chuồng hay xổng chuồng? Viết sổng hay xổng là đúng chính tả?
-
Gởi hay gửi? Kính gửi hay kính gởi? Cách phân biệt gởi và gửi
-
Top những câu đối hay về ông bà tổ tiên kèm giải nghĩa chi tiết
-
Dời lịch hay rời lịch đúng chính tả? Cách phân biệt dời hay rời
-
7 bài thơ ngắn hay về triết lý cuộc sống của tác giả Thái Bá Tân