Từ điển tiếng Hà Tĩnh - 100 từ thường gặp nhất hiện nay
Từ điển tiếng Hà Tĩnh có gì đặc biệt? Xin thưa, điều đặc biệt là sự đa dạng, phong phú ở từng huyện, hoặc thậm chí từng xã, từng làng. Có vùng, tuy cùng xã nhưng cách nói rất khác nhau từ phát âm đến các thổ ngữ đặc trưng. Trong bài viết sau Nghệ ngữ chỉ giới thiệu đến bạn đọc 100 từ thường dùng nhất ở Hà Tĩnh nhé.
1. Top 20 từ thường dùng trong từ điển tiếng Hà Tĩnh
Như Nghệ ngữ đã giới thiệu, do sự đa dạng, đặc trưng của từng huyện, từng xã nên từ điển tiếng Hà Tĩnh rất phong phú. Ở bài viết này, Ban biên tập chỉ chọn lọc và giới thiệu những từ thường dùng nhất trong đời sống người dân xứ này nhé.
1.1. Người Hà Tĩnh xưng hô như thế nào?
Trong xưng hô, giao tiếp hằng ngày người Hà Tĩnh thường dùng phổ biến các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, thứ hai, cả số ít, số nhiều như: tui, tau, mi, hấn, choa, bay, bọn choa, nhà choa, bọn bay... Dưới đây là giải nghĩa chi tiết để bạn đọc ngoài tỉnh hiểu rõ nha.
-
Mi: Mày
-
Tau: Tao
-
Tui: Tôi
-
Hấn: Hắn
-
Choa/ nhà choa/ bọn choa: Bọn tao, chúng tôi
-
Bay: Tụi mày
-
O: Em hoặc chị gái của cha
-
Chú: Em trai của cha
-
Bác: Anh trai của cha (tùy vùng có nơi gọi khác nhau)
-
Cụ: Cậu (anh trai hoặc em trai của mẹ)
-
Dì: Em gái hoặc chị gái của mẹ
-
Mệ: Mẹ hoặc có vùng gọi mệ tương tương nghĩa là vợ (mệ nó)
-
Ôông: Ông
Bạn đọc có thể tìm hiểu kỹ hơn về Người Nghệ Tĩnh xưng hô như thế nào? ở bài viết trước đó nhé!
1.2. Học tiếng Hà Tĩnh qua mô, tê, răng, rứa
Trong từ điển tiếng Hà Tĩnh tất nhiên không thể không nhắc đến các từ mô, tê, răng, rứa, ri... Đây là những từ có tần suất xuất hiện rất nhiều trong giao tiếp hằng ngày của người dân Hà Tĩnh. Cùng tìm hiểu nghĩa của những từ này bạn nha.
-
Mô: đâu (đi mô = đi đâu, ở mô = ở đâu, cò chộ mô mồ = có thấy đâu nào)
-
Tê: Kia (ngay tê = ngày kia, tê tề = kia kìa...)
-
Ni: Này, nay (Ngay ni = ngày hôm nay, ri nì = thế này...)
-
Rứa: Thế (Răng rứa = sao thế, rứa mi thích cun nở à = thế mày thích con đó hả)
-
Răng: Sao (Răng rứa = sao thế, răng ri = sao vậy, răng nựa = sao nữa...)
-
Ri: Này (a ri nì = thế này nè)
2. Từ điển tiếng Nghệ An Hà Tĩnh - 20+ từ phổ biến nhất
Tiếng Nghệ là tiếng nói của người Nghệ An và Hà Tĩnh. Mặc dù khi so sánh chi tiết người Nghệ An và người Hà Tĩnh có cách nói khá khác nhau, đặc biệt là thổ ngữ từng xã. Nhưng tựu trung, trong từ điển tiếng Hà Tĩnh Nghệ An vẫn có nhiều từ dùng chung như sau:
-
Ngay mốt: Ngày kia
-
Đọi: Bát, chén
-
Trốôc: Đầu
-
Tru: con trâu trâu
-
Nhể: ý nói vô trách nhiệm, vô nguyên tắc. Bạn đọc có thể tìm hiểu kỹ hơn qua bài Nhể tiếng Nghệ là gì?
-
Chộ: Thấy
-
Chi: gì thế (còn nhiều nghĩa khác tùy ngữ cảnh, ví dụ người Nghệ nói "ngon chì chi" thì hiểu "rất ngon")
-
Nỏ: không
-
Bổ: ngã (ví dụ người Nghệ nói đi bị bổ thì hiểu "đi bị té ngã")
-
Trốôc cúi: Đầu gối
-
Ngái: xa
-
Nác: nước
-
Môi: Muôi (dụng cụ múc canh)
-
Mui: Đôi môi
-
Su: sâu (nác su = nước sâu)
-
Cươi: sân
-
Nương: vườn
-
Rọng: ruộng
-
Mần: làm
-
Ròi: ruồi
3. Từ điển tiếng Hà Tĩnh qua thơ lục bát hay nhất
Rất nhiều tác giả người Hà Tĩnh đã sáng tác những bài thơ dạy tiếng Nghệ thú vị. Với bạn đọc ngoài tỉnh, đây chính là cách học tiếng Hà Tĩnh đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu nhất. Hãy bắt đầu bằng bài thơ sau nha.
3.1. Học tiếng Hà Tĩnh qua trùn, tràu, ròi, me...
Ví dụ, trong bài thơ lục bát sau, tác giả đã điểm danh từ điển tiếng Hà Tĩnh với các con vật như trùn, tràu, ròi, me... rất chính xác nhé.
Con trâu thì gọi là tru
Con giun thì gọi là trùn đó nha
Con gà thì kêu con ga
Còn con cá quả gọi ra cá tràu
Con sâu lại gọi là trâu
Bồ câu thì gọi cu cu đó nà
Con ruồi lại gọi là ròi
Con troi thì gọi con giòi nhớ chưa
Con bê còn gọi là me
Con mọi là muỗi khi nghe đừng cười
Mà cười là choa chửi thẳng tưng
Trốc cha mi khái cạp là đầu bố mày hổ tha
Mả cha là ngôi mộ của ba
Mả ôông cha mi xéo là ông bố mày cút đi
Muốn ở đất Nghệ Tĩnh phải biết chuyên cần
Học nhiều từ ngữ âm vần nghe chưa
3.2. Từ điển tiếng Nghệ Tĩnh bằng thơ lục bát: ngài, rầy, ngá, cơn...
Hay trong bài thơ tiếng Hà Tĩnh sau tác giả đã khôn khéo giải thích những từ tiếng Nghệ bằng tiếng phổ thông qua thơ dễ đọc, dễ nhớ nhất.
Con người thì gọi con ngài
Còn từ ni nữa nói nghe cùng rầy
Mà có nói thì bây mới biết
Hun – hôn, cưa – tán, váy – mấn
Môi – mui, đầu – trốc, ngứa – ngá
Sờ - rờ, nằm mơ gọi là mớ
Nhớ ghi cho kỹ kẻo rồi lỗ to
Khủy chân thì gọi ắc lè
Cơn – cây, Chủi – chổi, gốc – cộc
Sân – cươi, đường - đàng, rú - núi
Nhởi – chơi, lười – nhác, mần – làm đó nghe
Đêm nằm nếu đói đừng lo
Nhảy vô nhà bếp tìm nồi nấu cơm
Ngọ nguậy là cái đũa bếp
Giáp đít là cái rế nồi hiểu chưa
Nước – nác, đọi – bát, mươn – bàn
Nướng - náng, luộc – looc, muối – mói
Gói – đùm, chum – vại, rổ - rá
dái dê là quả cà dài
mắm tôm – ruốc, Thóc – ló, ngó - nhìn
Lỡ yêu ngài ở đất quê choa
Thì nên chịu khó học từ nhiều mà cưa
Nhưng học ri vẫn chưa ăn thua
4. Top 20+ từ điển tiếng Nghệ Tĩnh dành cho bạn đọc ngoài tỉnh
Với bạn đọc ngoài tỉnh, nếu muốn học tiếng Hà Tĩnh xin mời học thuộc những từ vựng rất phổ biến sau nhé.
-
Con du: con dâu
-
Mấn : váy
-
Mun: tro bếp
-
Khun: Khôn
-
Trấy bù : trái bầu
-
Lôông cơn : trồng cây
-
Đi nhởi: đi chơi
-
Nhác: lười biếng
-
Ruốc: mắm tôm
-
Nốôc: thuyền
-
Đàng : đường
-
Rứa hè : thế nhỉ
-
Rú : rừng
-
Rào : sông
-
Ngá: ngứa
-
Mớ: Mơ
-
Thúi: thối
-
Nỏ nhởi: không chơi
-
Đập chắc: đánh nhau
-
Ra răng: thế nào
-
Ả: chị
-
Hun: hôn
-
Lả: Lửa
-
Trù: Trầu
-
Mắc: Bận
-
Bù rợ: Bí đỏ
-
Nác chè: nước chè
-
Náng: nướng
-
Lọoc: luộc
-
Cá tràu: cá lóc, cá quả
-
Khái: con hổ
-
Khải: gãi (ngứa)
-
Túi: tối
-
Mọi: Muỗi
-
Chắc: Xem chi tiết Về từ chắc trong tiếng Nghệ.
-
Trự: chữ (tuy nhiên người Nghệ còn nói "trự bạc" ý nói vài đồng tiền)
-
Chạc: dây
-
Mụ gia: Mẹ chồng
-
Ràn tru: chuồng trâu
-
Kệ tau: Mặc tao
-
Cơn tro: Cây cọ (Xem thêm: Quả tro là quả gì? Người Nghệ làm món gì ngon?)
Không thể kể hết từ điển tiếng Hà Tĩnh trong một bài viết ngắn ở trên. Chính vì thế, Nghệ ngữ rất mong nhận được sự đóng góp về bài vở, góp ý về các bài viết qua email toiyeunghengu@gmail.com hoặc nhắn tin qua Fanpage Tiếng Nghệ nhé. Trân trọng cảm ơn quý bạn đọc.
>>> Xem thêm: Ngôn ngữ Hà Tĩnh có gì đặc biệt?
Tác giả: Nghệ Ngữ
Ý kiến bạn đọc
-
03/04/2023 08:35
- Trả lời
- Thích 1
- Không thích 0
-
26/01/2023 11:38
- Trả lời
- Thích 2
- Không thích 0
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Sức thuốc hay xức thuốc đúng? Phân biệt sức hay xức
-
Giòn giã hay ròn rã hay dòn dã viết đúng chính tả tiếng Việt?
-
Gáng hay ráng? Gáng lên hay ráng lên? Ráng sức hay gáng sức?
-
Viết tỷ hay tỉ đồng đúng? Khi nào viết tỉ hay tỷ?
-
Tỉ mỉ hay tỷ mỷ đúng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Chịu nổi hay chịu nỗi? Chịu không nổi hay chịu không nỗi?
-
Chọn vẹn hay trọn vẹn đúng chính tả? Phân biệt trọn & chọn
-
Phân biệt dồ hay rồ, bị dồ hay bị rồ, phát rồ hay phát dồ?
-
Rứa thâu là gì trong tiếng Nghệ? Ví dụ về từ rứa thâu
-
Top 5+ địa chỉ thuê xe máy ở Hà Tĩnh tốt và có giá rẻ nhất
-
Lý thuyết hay lí thuyết? Lý luận hay lí luận viết đúng?