Không dám hay không giám từ nào đúng? Cách phân biệt giám & dám
Không dám hay không giám từ nào đúng? Dám hay giám phân biệt như thế nào? Cùng Nghệ ngữ tìm hiểu chi tiết để biết giám hay dám dùng đúng trong từng trường hợp nhé!
1. Dám hay giám mới đúng chính tả?
Dám hay giám mới đúng chính tả? Nếu đặt riêng thì chỉ có từ "dám" có nghĩa, còn từ "giám" sẽ không có nghĩa, như vậy dám là từ viết đúng. Điều này hoàn toàn khác với dấm hay giấm, giẫm hay dẫm... nhé!
Cụ thể, trong "dám" là một động từ có nghĩa "có đủ tự tin để làm việc gì, dù biết là khó khăn, nguy hiểm". Ví dụ chúng ta nói nói "dám nghĩ, dám làm". Hoặc tra trên báo chí chúng ta sẽ thấy nhiều bài báo dùng từ này như sau:
-
Cán bộ dám làm, không vụ lợi đã được bảo vệ
-
Vụ Việt Á: Cựu giám đốc CDC Bình Dương được miễn trách nhiệm hình sự vì ‘dám nghĩ dám làm’
-
Thanh niên cơ bắp không dám ra đòn trước võ sư Trung Quốc
Hoặc trong Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du, chúng ta có câu:
Cùng nhau đã trót nặng lời
Dẫu thay mái tóc, dám dời lòng tơ!
Ngoài ra, "dám" còn là khẩu ngữ với hàm ý khiêm tốn. Ví dụ chúng ta hay nói:
-
Không dám!
-
Cô quá khen, cháu không dám nhận!
2. Bảng phân biệt giám hay dám chi tiết
Trong tiếng Việt, d và gi thường dùng nhầm lẫn vì đọc gần như nhau. Ví dụ, nhiều người nhầm lẫn dạy giỗ hay dạy dỗ.
Để biết dám hay giám mới đúng trong từng ngữ cảnh, bạn đọc có thể căn cứ bảng sau mà Hỏi đáp tiếng Nghệ Tĩnh đã tổng hợp nhé.
Dám |
Giám |
Là động từ chỉ khả năng, ý chí, sự tự tin của một ai đó về việc họ có thể thực hiện một việc gì đó. |
Có nghĩa soi xét, quan sát, theo dõi, trông coi một thứ gì đó. |
Dám nghĩ, dám làm, dám nói, dám yêu em… |
Giám sát, giám thị, giám khảo, giám đốc... |
Qua bảng trên khi lấy ví dụ chứng dám hay chứng giám thì chứng giám là đúng, chứng dám là sai nhé. Hoặc bạn đọc theo dõi bảng mà Nghệ ngữ đã tổng hợp sau để tiện phân biệt, tham khảo khi viết!
Thắc mắc thường gặp |
Cách viết đúng |
dám làm |
|
không dám hay giám |
không dám |
giám nói hay dám nói |
dám nói |
dám đi hay giám đi |
dám đi |
chưa dám hay chưa giám |
chưa dám |
giám nghĩ hay dám nghĩ |
dám nghĩ |
giám nghĩ giám làm hay dám nghĩ dám làm |
dám nghĩ dám làm |
dám làm dám chịu hay giám làm giám chịu |
dám làm dám chịu |
dám ăn hay giám ăn |
dám ăn |
giám nhận hay dám nhận |
dám nhận |
3. Không dám hay không giám là đúng?
Căn cứ bảng phân biệt dám hay giám ở trên chúng sẽ sẽ thấy không dám hay không giám thì viết không dám là đúng, còn không giám là sai. Ngoài ra, bạn đọc cũng nên phân biệt qua các ví dụ cụ thể như bảng sau.
Ví dụ |
Dùng đúng |
Dùng sai |
Dám làm, dám chịu |
✅ |
|
Dám nghĩ, dám làm |
✅ |
|
Chưa dám hứa trước |
✅ |
|
Dám đi, dám nói, dám thực hiện |
✅ |
|
Giám đốc |
✅ |
|
Giám thị coi thi |
✅ |
|
Giám khảo |
✅ |
|
Giám làm giám chịu giám nghĩ |
|
❌ |
có dám làm không |
✅ |
|
không dám đi đâu |
✅ |
|
không giám đâu |
|
❌ |
chưa giám làm |
|
❌ |
không giám nói |
|
❌ |
không giám nhận |
|
❌ |
giám làm dám chịu |
|
❌ |
không dám làm gì |
✅ |
|
Giám sát |
✅ |
|
Như vậy khi thắc mắc dám hay giám bạn đọc cần nhớ: từ giám cần đi kèm một từ khác mới có nghĩa. Còn từ "dám" là động từ có thể đứng một mình. Hãy để lại bình luận ở bài viết nếu còn điều gì thắc mắc nhé!
Tổng hợp bởi www.nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Sức thuốc hay xức thuốc đúng? Phân biệt sức hay xức
-
Giòn giã hay ròn rã hay dòn dã viết đúng chính tả tiếng Việt?
-
Viết tỷ hay tỉ đồng đúng? Khi nào viết tỉ hay tỷ?
-
Chọn vẹn hay trọn vẹn đúng chính tả? Phân biệt trọn & chọn
-
Chịu nổi hay chịu nỗi? Chịu không nổi hay chịu không nỗi?
-
Phân biệt dồ hay rồ, bị dồ hay bị rồ, phát rồ hay phát dồ?
-
Rứa thâu là gì trong tiếng Nghệ? Ví dụ về từ rứa thâu
-
Làm lốt hay nốt, xin lốt hay nốt đúng chính tả?
-
Viết cái hủ hay cái hũ đúng? Phân biệt hủ hay hũ chi tiết
-
Không nỗi hay không nổi viết đúng? Mẹo phân biệt nỗi hay nổi
-
Méc hay mét khác nhau thế nào? Méc mẹ hay mét mẹ?