Xuất hay suất là đúng? Cách phân biệt xuất và suất chính xác nhất
Xuất hay suất là đúng? Điều này còn tùy vào từng ngữ cảnh vì cả suất và xuất đều có nghĩa. Cùng Nghệ ngữ tìm hiểu cách phân biệt suất hay xuất chính xác ngay nhé!
1. Cách phân biệt xuất hay suất
Như Nghệ ngữ đề cập ở trên, với thắc mắc xuất quà hay suất quà là đúng thì suất quà là đáp án chính xác. Sở dĩ nhiều người nhầm lẫn 2 từ này vì nhiều lý do như: 2 từ đồng âm khi nói, do thói quen nói nhanh, do tật nói lắp hoặc một số người không phân biệt được xuất hay suất.
Để bạn đọc hiểu rõ và phân biệt đúng suất hay xuất thì chuyên mục Hỏi đáp tiếng Nghệ đã tổng hợp qua bảng sau:
Xuất |
Suất |
Là động từ có nghĩa "đưa ra, phóng ra, lấy ra" |
Là danh từ có nghĩa "phần chia cho từng người theo mức đã định" |
Ví dụ: Xuất hàng; Xuất kho; Xuất viện; Xuất hành; Xuất xe; xuất trình, xuất khẩu thành thơ; xuất ngoại; xuất giá |
Suất cơm; suất sưu; suất học bổng, suất ruộng khoản... |
Qua bảng trên, chúng ta thấy rằng xuất hay suất đều là từ đơn có nghĩa. Trong đó xuất là động từ dùng với nghĩa "cho ra", "ra", còn suất là danh từ dùng với nghĩa "một phần được chia theo định mức".
Từ đây chúng ta dễ dàng đưa ra kết luận: xuất hay suất quà thì suất quà là chính xác. Vì suất quà là một phần quà, được chia theo định mức để trao cho ai đó. Ví dụ, chúng ta nói chia "suất quà Tết" cho công nhân, mua một suất quà cho ông bà...
Còn "xuất quà" vẫn có nghĩa, nhưng trên thực tế không ai dùng xuất quà với nghĩa như "xuất xưởn", "xuất khẩu"...
2. Xuất sắc hay suất sắc
Ngoài thắc mắc xuất quà hay suất quà thì nhiều bạn đọc còn nhầm lẫn xuất sắc hay suất sắc. Và từ dùng đúng ở đây là: Xuất sắc!
Cụ thể, xuất sắc là tính từ có nghĩa "đạt được những thành tích nổi bật hơn hẳn mức bình thường".
Ví dụ chúng ta viết: thành tích xuất sắc; học sinh xuất sắc; cầu thủ xuất sắc...
3. Xuất hiện hay suất hiện
Một cặp từ khác thường gây nhầm lẫn xuất hay suất đó là: Xuất hiện hay suất hiện. Và Nghệ ngữ giải đáp ngay: Xuất hiện là từ đúng, suất là là từ sai chính tả.
Cụ thể, xuất hiện là động từ có nghĩa "hiện ra và nhìn thấy được". Ví dụ chúng ta viết: một bóng người xuất hiện trong nhà; hàng giả xuất hiện trên thị trường.
Ngoài ra, xuất hiện còn có nghĩa "nảy sinh ra, hình thành ra". Ví dụ chúng ta viết: "xuất hiện một trường phái mới".
4. Chiết xuất hay chiết suất
Xuất hay suất là cặp từ gây nhầm lẫn với rất nhiều người, tương tự như cặp từ xảy ra hay sảy ra mà Tiếng Nghệ đã đề cập trước đó. Lý do như đã đề cập ở trên, hai từ này đồng âm và là từ đơn đều có nghĩa.
Ví dụ chúng ta đôi khi vẫn thắc mắc chiết xuất hay chiết suất từ nào mới đúng? Với cặp từ này thì bạn đọc cần lưu ý: Cả hai từ chiết xuất/chiết suất đều có nghĩa. Và tùy theo từng ngữ cảnh mà bạn dùng đúng theo từng nghĩa khác nhau như sau:
-
Chiết xuất: Là động từ có nghĩa "tách để lấy tinh chất từ thảo mộc hoặc một hỗn hợp chất". Ví dụ chúng ta viết: chiết xuất tinh dầu bưởi; chiết xuất tinh dầu dừa...
-
Chiết suất: Là danh từ có nghĩa "tỉ số giữa sin của góc tới và sin của góc khúc xạ, biểu hiện mức độ gãy khúc của tia sáng khi chuyển từ một môi trường vật chất này sang một môi trường vật chất khác (thí dụ như khi lan truyền từ không khí sang nước).
5. Đề xuất hay đề suất
Vậy còn cặp từ đề xuất hay đề suất mới đúng? Thông tin ngay đến bạn đọc là: Đề xuất là từ viết đúng, còn đề suất là từ viết sai chính tả.
Cụ thể, đề xuất là động từ có nghĩa "nêu ra, đưa ra hướng giải quyết để cùng xem xét, quyết định". Ví dụ: Anh A đề xuất nhiều ý kiến có giá trị...
Riêng cặp từ đột xuất hay đột suất thì tiếng Nghệ đã giải đáp ở bài viết trước. Cụ thêt đột xuất là từ viết đúng nhé.
6. Năng xuất hay năng suất là đúng?
Xuất hay suất là cặp từ dễ gây nhầm lẫn nhiều nhất trong tiếng Việt. Ngoài các nhầm lẫn như trên thì một số người còn nhầm năng xuất hay năng suất.
Từ viết đúng chính tả ở đây là năng suất!
Cụ thể, năng suất là danh từ có nghĩa "hiệu quả của lao động trong quá trình sản xuất, làm việc, được đo bằng số lượng sản phẩm hay khối lượng công việc làm ra được trong một đơn vị thời gian nhất định". Ví dụ chúng ta nói: trả công theo năng suất lao động; tăng năng suất hoạt động của máy...
Ngoài ra, năng suất còn được hiểu là "sản lượng đạt được trên một đơn vị diện tích gieo trồng, trong một đơn vị thời gian nhất định". Ví dụ: Loại ngô này cho năng suất cao, giống lúa cho năng suất cao...
7. Sơ xuất hay sơ suất mới chính xác?
Như đã đề cập ở mục phân biệt xuất hay suất thì "xuất" là động từ, còn "suất" là danh từ với nghĩa chỉ chỉ một phần của tổng thể.
Như vậy sơ suất là từ viết đúng vì được hiểu là thiếu sót một phần nào đó chưa hoàn thiện, không chú ý dẫn tới sai sót.
Ví dụ, đọc báo chúng ta thấy các bài viết như: Sơ suất trong quản lý để xảy ra lãng phí, thủ môn sơ suất để đối phương ghi bàn, sơ suất trong chấm thi, sơ suất khi phê duyệt kế hoạh, bác sĩ sơ suất đối với bệnh nhân...
8. Xuất ăn hay suất ăn? Xuất cơm hay suất cơm?
Chúng ta đã biết suất là danh từ để chỉ một phần của tổng thể được chia ra. Như vậy: suất cơm, suất ăn là từ viết đúng. Còn xuất ăn, xuất cơm là từ sai chính tả - nhiều người nói sai, viết sai nhất thường xuất hiện ở các quán ăn.
Cụ thể, suất cơm/suất ăn là một phần cơm/phần ă được chia theo quy định trước đó. Ví dụ chúng ta thường nghe suất ăn cho công nhân, suất cơm trưa, suất ăn giảm cân, suất cơm giá 40 ngàn đồng...
9. Một số thắc mắc khác về suất/xuất
Để phân biệt chính xác xuất hay suất thì bạn đọc có thể tham khảo thêm bảng sau đây nhé.
Thắc mắc thường gặp |
Từ dùng đúng |
Sản xuất hay sản suất |
Sản xuất |
suất học bổng |
|
Xác xuất/sác suất/sác xuất - xác suất |
Xác suất |
Xuất ngày hay suất ngày |
- |
Xuất đất hay suất đất |
Suất đất |
Xuất chúng hay suất chúng |
Xuất chúng |
Xuất chiếu hay suất chiếu |
Suất chiếu |
Xuất chuồng hay suất chuồng |
Xuất chuồng |
Ở trên là cách phân biệt xuất hay suất với các từ thường gây nhầm lẫn khi viết/nói. Bạn đọc nên lưu lại để tra cứu khi cần dùng nhé. Nếu còn thắc mắc nào khác bạn có thể để lại bình luận dưới bài viết nha.
Tổng hợp bởi www.nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Sức thuốc hay xức thuốc đúng? Phân biệt sức hay xức
-
Giòn giã hay ròn rã hay dòn dã viết đúng chính tả tiếng Việt?
-
Gáng hay ráng? Gáng lên hay ráng lên? Ráng sức hay gáng sức?
-
Viết tỷ hay tỉ đồng đúng? Khi nào viết tỉ hay tỷ?
-
Tỉ mỉ hay tỷ mỷ đúng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Chịu nổi hay chịu nỗi? Chịu không nổi hay chịu không nỗi?
-
Chọn vẹn hay trọn vẹn đúng chính tả? Phân biệt trọn & chọn
-
Phân biệt dồ hay rồ, bị dồ hay bị rồ, phát rồ hay phát dồ?
-
Rứa thâu là gì trong tiếng Nghệ? Ví dụ về từ rứa thâu
-
Top 5+ địa chỉ thuê xe máy ở Hà Tĩnh tốt và có giá rẻ nhất
-
Lý thuyết hay lí thuyết? Lý luận hay lí luận viết đúng?