Ray rứt hay day dứt là đúng? Day dứt nghĩa là gì?
1. Ray rứt hay day dứt là đúng?
Ray rứt hay day dứt từ nào dùng đúng? Câu trả lời là: Day dứt hay ray rứt đều viết đúng chính tả. Cụ thể, trong từ điển tiếng Việt đều có từ "day dứt" và "ray rứt" với cùng một nghĩa như nhau.
Như vậy, dù dùng day dứt/ray rứt đều được và không có đúng sai trong trường hợp này nhé. Theo tìm hiểu của Nghệ ngữ thì:
-
Đa số người miền Nam nói ray rứt.
-
Đa số người miền Trung, miền Bắc nói day dứt.
Ví dụ, bạn vào tờ báo Tuổi trẻ Online gõ ở phần tìm kiếm từ "ray rứt" sẽ thấy rất nhiều bài báo dùng từ này như sau:
-
"Cuộc đời và số phận": "Kiếp người ray rứt bụi tro bay"
-
Chủ tịch TP.HCM: 'Đừng để xảy ra trường hợp nào nguy kịch tại nhà, ray rứt lắm'
-
Lần đánh con làm tôi ray rứt mãi
-
Trở về đất mẹ - Kỳ 6: Những ray rứt cuối cùng
-
Sân bay Biên Hòa và những ray rứt từ hai phía
Hoặc cũng ở mục này, bạn gõ tìm kiếm từ "day dứt" sẽ nhận được nhiều bài báo khác dùng từ này như sau:
-
Như chưa hề có cuộc chia ly: 50 năm day dứt câu hỏi vì sao ba bỏ con?
-
Tin tức giải trí 5-7: Việt Hương day dứt mối tình trong phim
-
Cựu bí thư Đồng Nai trong vụ AIC: 'Tôi ân hận, day dứt, hổ thẹn với mọi người'
2. Day dứt hay ray rứt nghĩa là gì?
Như vậy, ở trên chúng ta đã biết rằng ray rứt hay day dứt đều là từ dùng đúng và có chung một nghĩa. Vậy nghĩa 2 từ này là gì?
Theo từ điển tiếng Việt, day dứt hay ray rứt là "làm cho bị bứt rứt không yên". Ví dụ chúng ta hay nói: Nỗi ân hận luôn day dứt trong lòng; Nỗi nhớ nhung day dứt...
Nói rộng hơn, ray rứt và day dứt có nghĩa là bứt rứt, dằn vặt, không thể yên lòng, luôn cảm thấy áy náy ở trong lòng...
>>>Xem thêm: Xa hoa hay sa hoa là đúng? Tiếng Nghệ xa hoa là gì?
3. Khi nào nên dùng ray rứt và day dứt?
Ray rứt hay day dứt đều là từ đúng chính tả và có nghĩa tương đồng. Vì thế chúng ta có thể dùng day dứt hay ray rứt đều được. Tuy nhiên, khi dùng 2 từ này chúng ta có thể dùng theo cách sau sẽ hay hơn.
Cách dùng day dứt |
Cách dùng ray rứt |
Dùng day dứt để bày tỏ sự ân hận. Ví dụ: Anh A luôn day dứt về việc làm của mình |
Dùng từ ray rứt để thể hiện sự bứt rứt trong lòng. Ví dụ: Tôi cảm thấy ray rứt và lừa dối người thân trong gia đình. |
Dùng từ day dứt để bày tỏ sự đau khổ. Ví dụ, chị B luôn cảm thấy day dứt vì đã đối xử tệ bạc với con. |
Dùng từ ray rứt để bày tỏ nỗi lòng của mình khi làm tổn thương ai đó. Ví dụ: Cô A luôn ray rứt vì đã làm tổn thương anh B |
4. Đồng nghĩa với day dứt/ray rứt là gì?
Ray dứt và day dứt có từ đồng nghĩa là dằn vặt (làm cho phải đau đớn, khổ tâm một cách dai dẳng).
Hoặc chúng ta có thể dùng một số từ khác tương đồng như: Cắn rứt, bứt rứt, dày vò...
5. Người Nghệ dùng day dứt hay là ray rứt?
Người Nghệ Tĩnh đa số vẫn dùng day dứt hơn là ray rứt. Và như đề cập ở trên, đa số người miền Nam sẽ dùng ray rứt nhiều hơn, còn người miền Trung và miền Bắc thường sẽ dùng day dứt để nói cảm giác làm cho bị bứt rứt không yên trong lòng.
Qua bài viết này bạn đọc cần nhớ rằng ray rứt hay day dứt đều là từ dùng đúng nhé. Bạn có thể dùng day dứt hoặc ray rứt tùy theo từng ngữ cảnh mà Nghệ ngữ đề cập ở trên nhé. Hãy để lại bình luận nếu bạn còn thắc mắc nha.
Tổng hợp bởi Nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Sức thuốc hay xức thuốc đúng? Phân biệt sức hay xức
-
Giòn giã hay ròn rã hay dòn dã viết đúng chính tả tiếng Việt?
-
Gáng hay ráng? Gáng lên hay ráng lên? Ráng sức hay gáng sức?
-
Viết tỷ hay tỉ đồng đúng? Khi nào viết tỉ hay tỷ?
-
Tỉ mỉ hay tỷ mỷ đúng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Chịu nổi hay chịu nỗi? Chịu không nổi hay chịu không nỗi?
-
Chọn vẹn hay trọn vẹn đúng chính tả? Phân biệt trọn & chọn
-
Phân biệt dồ hay rồ, bị dồ hay bị rồ, phát rồ hay phát dồ?
-
Rứa thâu là gì trong tiếng Nghệ? Ví dụ về từ rứa thâu
-
Top 5+ địa chỉ thuê xe máy ở Hà Tĩnh tốt và có giá rẻ nhất
-
Lý thuyết hay lí thuyết? Lý luận hay lí luận viết đúng?