Top 100 từ ngữ địa phương dịch sang tiếng Nghệ hay nhất
100 từ ngữ địa phương miền Trung, miền Bắc, miền Nam sẽ được dịch sang tiếng Nghệ Tĩnh. Cùng tìm hiểu từ ngữ địa phương các miền khác tiếng Nghệ ra sao nhé!

1. Từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân là gì?
Trước khi tìm hiểu 100 từ ngữ địa phương dịch sang tiếng Nghệ thì chúng ta hãy tìm tìm hiểu định nghĩa từ địa phương, từ toàn dân là gì nhé.
-
Từ ngữ địa phương hay còn gọi phương ngữ, là biến thể của một ngôn ngữ được sử dụng theo địa phương. Ví dụ ở miền Tây gọi bố là "tía", miền Trung có nơi lại gọi là "thầy", "bọ"...
-
Từ ngữ toàn dân là những từ được dùng thống nhất, phổ biến trên toàn thể nhân dân. Ví dụ: bố, mẹ...
Từ ngữ địa phương được phân theo vùng miền. Hiện có 3 nhóm từ ngữ địa phương như sau:
-
Từ ngữ địa phương Bắc bộ: bố, mẹ, bát, béo, cốc, chăn, cơm rang, dọc mùng, dứa, hoa,…
-
Từ ngữ địa phương Trung bộ: mi – mày, tru – trâu, bổ – ngã, mần – làm, vô – vào, mô – đâu/nào, tau – tao, chủi – chổi, đọi – chén...
-
Từ ngữ địa phương Nam bộ: ba, má, trễ, nói xạo, chả lụa, chảnh, bắp, xỉn,…
Trong đó, tiếng Nghệ thuộc từ ngữ địa phương Trung bộ (Bắc Trung bộ). Phương ngữ xứ Nghệ bao gồm hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, gọi chung là Nghệ Tĩnh xưa. Ngay dưới đây chuyên mục từ điển tiếng Nghệ sẽ giới thiệu chi tiết đến bạn đọc 100 từ ngữ địa phương ba miền dịch sang tiếng Nghệ nha.
2. Top 100 từ ngữ địa phương ba miền dịch sang tiếng Nghệ

Để bạn đọc hiểu hơn về tiếng Nghệ Tĩnh , Nghệ ngữ sẽ giới thiệu đến bạn 100 từ ngữ địa phương 3 miền dịch sang tiếng Nghệ. Mời bạn cùng tìm hiểu nhé.
Tiếng miền Bắc |
Tiếng miền Nam |
Tiếng Nghệ Tĩnh |
Lạc |
Đậu phộng |
Lạc |
Anh cả |
Anh hai |
Enh cả/enh đầu |
Mùng |
Mùng |
Màn |
Sao |
Sao |
Răng |
Chén |
Bát |
Đọi |
Cha |
Tía |
Cha/thầy/bọ |
Mẹ/u |
Má |
Mẹ/mệ |
Thóc |
Lúa |
Ló |
Làm |
Mần |
Mần |
Hoa |
Bông |
Hoa |
Ốm |
Bệnh |
Bệênh |
Nhanh |
Lẹ |
Mau |
Kính |
Kiếng |
Kính |
Quất |
Tắc |
Quất |
Miệng |
Miệng |
Mồm |
Hồng xiêm |
Sa pô chê |
Hồng xiêm |
Dứa |
Thơm |
Gai |
Muôi |
Muôi |
Môi |
La mắng |
La/rầy |
Nạt |
Cơm rang |
Cơm chiên |
Cơm rang |
Rước |
Đón |
Ngước |
Dưa chuột |
Dưa leo |
Dưa chuột |
Kim cương |
Hột xoàn |
Kim cương |
Kiêu |
Chảnh |
Kiêu |
Nấm mèo |
Mộc nhĩ |
Nấm mèo |
Mướp đắng |
Khổ qua |
Mướp đắng |
Đắt |
Mắc |
Đắt |
Vừng |
Mè |
Vưng |
Xà phòng |
Xà bông |
Xà phòng |
Vỡ |
Vỡ |
Bể |
Chân |
Chân |
Chin/chưn |
Đầu |
Đầu |
Trốôc |
Sạch |
Sạch |
Sẹch |
Bẩn |
Dơ |
Nhớp |
Bánh |
Bánh |
Bénh/Béng |
Anh |
Anh |
Eng |
Chị |
Chị |
Ả |
Vợ |
Vợ |
Gấy |
Con gái |
Con gái |
Cân gấy |
Phanh |
Thắng |
Phanh |
Mì chính |
Bột ngọt |
Mì chính |
Nhột |
Nhột |
Muốt/nhột |
Con dâu |
Con dâu |
Con du |
Con gà |
Con gà |
Cân ga |
Ngã |
Té |
Bổ |
Nhảy qua |
Nhảy qua |
Phót qua |
Quần |
Quần |
Cùn/quỳn |
Rựa |
Rựa |
Rạ |
Chuồng |
Chuồng |
Truồng |
Con rạch |
Con rạch |
Rào |
Chăn trâu |
Chăn trâu |
Rèo tru/dự tru |
Sờ |
Sờ |
Rờ |
Ruồi |
Ruồi |
Ròi |
Ruột |
Ruột |
Rọt |
Rừng |
Rừng |
Rú |
Sạ |
Gieo |
Sạ |
Quả |
Trái |
Trấy |
Thèm |
Thèm |
Sèm |
Sâu (sông sâu) |
Sâu |
Su |
Thưa (thưa người) |
Thưa |
Sưa |
Thiu |
Ôi |
Siu |
Rắn (con rắn) |
Rắn |
Tắn |
Tao |
Tao |
Tau |
Rát |
Rát |
Tát |
Khỏe |
Khỏe |
Bạo |
Chậm |
Chậm |
Trậm |
Đùi |
Đùi |
Trắp vả/trập vả |
Chặt |
Chặt |
Trặt |
Túi áo/túi quần |
Túi áo/túi quần |
Bâu |
Véo |
Véo |
Bẹo |
Bưng |
Bưng |
Bơng |
Cãi |
Cãi |
Cại |
Rổ |
Rổ |
Cạu |
Canh |
Canh |
Cenh |
Cũ |
Cũ |
Cộ |
Cây |
Cây |
Cơn |
Cậu |
Cậu |
Cụ |
Sân |
Sân |
Cươi |
Cua đồng |
Cua đồng |
Dam |
Đường (đường đi) |
Đường |
Đàng |
Ngan |
Vịt xiêm |
Ngan |
Nói phét |
Nói xạo |
Nói láp |
Hổ |
Cọp |
Khải |
Gặt (gặt lúa) |
Gặt |
Gắt |
Gần |
Gần |
Gin/gưn |
Ngõ |
Ngõ |
Ngọ |
Gỗ |
Gỗ |
Gộ |
Gấu (con gấu) |
Gấu |
Gụ |
Hứng |
Hứng |
Hớng |
Thui (bê thui) |
Thui |
Hui |
Hôn (nụ hôn) |
Hôn |
Hun |
Gỡ |
Gỡ |
Khở |
Gọt |
Gọt |
Khót |
Đít |
Mông |
Khu |
Khôn |
Khôn |
Khun |
Lửa |
Lửa |
Lả |
Nhặt |
Nhặt |
Lặt |
Gạo tẻ |
Gạo tẻ |
Gạo lòn |
Còn |
Còn |
Lưa |
Mách |
Mách |
Méch |
Ở trên là 100 từ ngữ địa phương ba miền dịch sang tiếng Nghệ Tĩnh. Nghệ ngữ sẽ tiếp tục cập nhật đến bạn đọc các từ khác trong bài viết sau. Bạn đọc có thể nhắn tin các thắc mắc qua trang Facebook Tiếng Nghệ để Nghệ ngữ giải đáp sớm nhất nhé!
Tổng hợp bởi Nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Nữa hay nửa? Nữa ngày hay nửa ngày? Một nữa hay một nửa?
-
Nắm được hay lắm được? Nắm bắt hay lắm bắt? Phân biệt nắm & lắm
-
Xài xể hay sài sể hay sài xể đúng? Nghĩa của từ này là gì?
-
Viết dỡn hay giỡn mới đúng chính tả tiếng Việt?
-
Giương đông kích tây hay dương đông kích tây? Phân biệt dương & giương
-
Đặt biệt hay đặc biệt đúng? Phân biệt đặt hay đặc
-
Viết cực kỳ hay cực kì? Cực kì hấp dẫn hay cực kỳ hấp dẫn?
-
Đía là gì? Nói đía, nhìn đía, bịa đía nghĩa là sao?
-
Viết xếp chồng hay xếp trồng? Chồng lên nhau hay trồng lên nhau?
-
Viết kỳ nghỉ hay kì nghỉ? Dùng i ngắn hay y dài phù hợp hơn?
-
Bản hay bảng? Bản tin hay bảng tin? Bản mạch hay bảng mạch?