Nghệ ngữ: Ngôn ngữ của xứ Nghệ
Bác Nguyễn Bá Vượng (admin nhóm Câu lạc bộ Nghệ ngữ) có bài viết về lịch sử hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh và tiếng Nghệ. BBT trân trọng giới thiệu bài viết này đến quý bạn đọc để biết thêm về quê hương mình.
Nước Đại Việt xưa Xứ Hoan Châu nằm ở phía Nam sát Đèo Ngang là biên giới Đại Việt với Chăm Pa.
Theo truyền thuyết, Hoan Châu thuộc Việt Thường xưa. Hoan Châu rất rộng, bao gồm Nghệ An, Hà Tĩnh và một số vùng đất của Lào sát Nghệ An Hà - Tĩnh. Bản đồ biên giới giữa Lào và nước ta hiện nay là tuân theo bản đồ của Pháp vẽ 1888. Theo bản đồ đó thì một số vùng đất của Xứ Hoan Châu ngày nay thuộc đất Lào.
Trước đây, Hà Tĩnh cùng với Nghệ An là một miền đất có cùng tên chung là Hoan Châu (trước thời Nhà Lý), Nghệ An châu (thời Lý, Trần), xứ Nghệ (năm 1490, đời vua Lê Thánh Tông), rồi trấn Nghệ An.
Năm 1831, vua Minh Mạng chia trấn Nghệ An thành hai tỉnh: Nghệ An (bắc sông Lam) và Hà Tĩnh (nam sông Lam).
Sau khi thống nhất nước nhà, từ 1976 đến 1991 sáp nhập Nghệ An - Hà Tĩnh thành tỉnh Nghệ - Tĩnh. Nghệ Tĩnh lúc đó có một thành phố (Vinh), một thị xã (Hà Tĩnh) và 25 huyện: Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Can Lộc, Đức Thọ, Hương Khê, Hương Sơn, Nghi Xuân, Con Cuông, Diễn Châu, Đô Lương, Hưng Nguyên, Kỳ Sơn, Nam Đàn, Nghi Lộc, Nghĩa Đàn, Quế Phong, Qùy Châu, Qùy Hợp, Quỳnh Lưu, Tân Kỳ, Thanh Chương, Tương Dương, Yên Thành, Anh Sơn.
Ngày 12 tháng 8 năm 1991, kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII ra nghị quyết chia tỉnh Nghệ Tĩnh để tái lập tỉnh Nghệ An và tỉnh Hà Tĩnh.
Tỉnh Hà Tĩnh gồm thị xã Hà Tĩnh và 8 huyện: Cẩm Xuyên, Can Lộc, Đức Thọ, Hương Khê, Hương Sơn, Kỳ Anh, Nghi Xuân, Thạch Hà. Hiện nay Hà Tĩnh có một thành phố (TP Hà Tĩnh), hai thị xã (Hồng Lĩnh và Kỳ Anh), tách thêm hai huyện (Vũ Quang và Lộc Hà).
Tỉnh Nghệ An gồm thành phố Vinh, ba thị xã: Cửa Lò, Hoàng Mai, Thái Hòa và 17 huyện: Anh Sơn, Con Cuông, Diễn Châu, Đô Lương, Hưng Nguyên, Kỳ Sơn, Nam Đàn, Nghi Lộc, Nghĩa Đàn, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quỳnh Lưu, Tân Kỳ, Thanh Chương, Tương Dương, Yên Thành.
Ở Hoan Châu thời đó có dãy Hồng Lĩnh uy nghi giữa đồng bằng ven biển. Dãy Hồng Lĩnh có 99 đỉnh thuộc đất Hà Tĩnh ngày nay được bao quanh bởi các huyện: Nghi Xuân, Lộc Hà, Can Lộc và Đức Thọ (Thị xã Hồng Lĩnh).
Núi Hồng Lĩnh (chữ Hán: 鴻 嶺), tên nôm là: Ngàn Hống, tên chữ là: Hồng Sơn, tên gọi dân gian: Rú Hôống (Hống) là dãy núi nổi tiếng nhất Xứ Hoan Châu. Sông Lam, núi Hồng Lĩnh là biểu tượng của xứ Nghệ.
Cùng với chùa Hương Tích, núi Hồng Lĩnh được khắc vào Anh Đỉnh (1 trong 9 đỉnh đồng lớn tại Đại nội Huế) với danh hiệu "Hoan Châu đệ nhất danh thắng" và "Hồng Sơn đệ nhất Hoan Châu".
Xứ Hoan Châu hay Xứ Nghệ (Nghệ An - Hà Tĩnh) có Thổ ngữ chung. Tuy phương ngữ ở xứ Nghệ rất phong phú và đa dạng nhưng người trong Xứ đều nghe và hiểu được tiếng nói của nhau.
Khác lạ ở chỗ: người Nghệ Tĩnh nói thì nơi khác khó nghe, khó hiểu nhưng người Xứ Nghệ thì nghe và hiểu Thổ ngữ mọi miền trong đất nước (trừ tiếng dân tộc ít người).
Thổ ngữ vùng Hoan Châu - Xứ Nghệ - Nghệ An - Hà Tĩnh gọi chung là ngôn ngữ xứ Nghệ, gọi tắt là NGHỆ NGỮ.
Tác giả: NGUYỄN BÁ VƯỢNG
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Sức thuốc hay xức thuốc đúng? Phân biệt sức hay xức
-
Giòn giã hay ròn rã hay dòn dã viết đúng chính tả tiếng Việt?
-
Gáng hay ráng? Gáng lên hay ráng lên? Ráng sức hay gáng sức?
-
Viết tỷ hay tỉ đồng đúng? Khi nào viết tỉ hay tỷ?
-
Tỉ mỉ hay tỷ mỷ đúng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Chịu nổi hay chịu nỗi? Chịu không nổi hay chịu không nỗi?
-
Chọn vẹn hay trọn vẹn đúng chính tả? Phân biệt trọn & chọn
-
Phân biệt dồ hay rồ, bị dồ hay bị rồ, phát rồ hay phát dồ?
-
Rứa thâu là gì trong tiếng Nghệ? Ví dụ về từ rứa thâu
-
Top 5+ địa chỉ thuê xe máy ở Hà Tĩnh tốt và có giá rẻ nhất
-
Lý thuyết hay lí thuyết? Lý luận hay lí luận viết đúng?