Chứ làm công nhân choa ẻ vô
Hồi đi học có ông anh thằng bạn, tính tình hiền lành, đứng đặn lấy chị vợ cũng nết na, chung hòa cùng lối xóm. Ở hiền mà chẳng gặp lành, mấy năm ròng chẳng có mụn con. Nhà không có tiếng trẻ, vắng tanh, lạnh rợn người.

Nghe người ta bày đi nuôi con nuôi. Thằng bé thật kháu khỉnh, thông minh, hiếu động, cười nhảy cả ngày không biết mệt. Không những nhà nó mà cả lũ bạn thằng nào cũng thich bế hoặc cõng nó nhảy lò cò như cưỡi ngựa, làm nó cười nắc nẻ dễ thương lắm.
Mỗi khi có quà tôi thường giấu trong áo, bắt nó lẽo đẽo kỳ kèo “trả cam đây, trả cam đây” như chú bé trong phim “Nguyễn Văn Trỗi”.
Bẵng mấy chục năm xa quê về thăm, tuy không hẹn mà lại gặp nhau giữa Sài gòn. Mừng vì cả mấy anh em nhà nó đã được về quê cha đất tổ, nhà cửa đã đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Mấy anh em giờ đã là ông này bà nọ “thét ra lửa” đi về kẻ dạ người thưa. Khi hỏi tới cháu bé nó lặng thinh không nói, gặng hỏi nó chỉ ậm ừ: ở Vinh. Làm tôi giận tím mặt.
Chả là hồi xưa chơi với nhau, tụi tôi sống thật giản dị tuy nghèo vô sản nhưng đúng nghĩa “con chấy cắn hai”, củ khoai, nắm xôi chia đôi, chia ba “hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”. Ở trời Tây cũng không khỏi thăng trầm nhưng tôi vẫn hằng mong ngóng về “sưởi cái nắng quê hương” trong tình thương bè bạn. Trung hiếu, tiết nghĩa vẫn là kim chỉ nam trong cuộc sống. Tôi vội nghĩ vì nó là cháu nuôi hay cuộc sống đàng hoàng, giàu sang đã làm nó tối mắt, quên nghĩa cũ tình xưa? Tính phủi đít ra đi. Nó níu tay buồn bã...
- Từ khi có cháu bé ở nhà vui vẻ, ai ai cũng yêu mến không nề hà con đẻ con nuôi. Có lẽ vì quá nuôi chiều khi lớn lên nó lại hay tụ tập, lêu lổng không chịu học hành. Giá như con đẻ thì còn roi vọt, đằng này sợ cháu tủi thân không giám mắng mỏ hơn nữa anh chị lại hiền khô, mày biết đó. Dần dà nó bỏ học rồi đi bụi, nay đây mai đó. Anh chị quá buồn phiền bệnh rồi chết. May mà mấy anh em đùm bọc, gắng học hành nên mới được ngày này. Vào Sai gòn xây lại cơ đồ khi đã khá giả mới về Vinh đưa cháu vào ở chung, kiếm cho cái chân công nhân đúng với khả năng, trình độ. Vài bữa nửa tháng nó lại nhảy tàu bỏ việc về Vinh. Mấy anh em lại phải mày mò tìm kiếm...
Cả nhà mắt rơm rớm, đỏ hoe. Nó gật gù:
- Mày ở Tây lâu chắc không tin số phận, chứ Việt Nam mình hồi xưa xe đạp còn có số huống chi con người.
Thằng con nó nãy giờ còn ngồi im xén vô:
- Ảnh dặn con đừng nói với ai. Trước khi về anh có nói lý do, dân Vinh choa điều động vô Sài gòn làm lãnh đạo thì được, chứ làm công nhân choa ẻ vô...
Xem thêm chuyện người Nghệ kể: Bún, giá, cá, ruốc
Tác giả bài viết: Viet Ho
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Tại sao có 2 đền ông Hoàng Mười ở Nghệ An và Hà Tĩnh?
14/09/2023 23:34
-
Gà nấu xáo Nghệ An - 2 cách nấu ngon đậm vị nhất
20/09/2023 20:40
-
Mã Zip Nghệ An 2023: Cập nhật mã bưu chính Nghệ An mới nhất
22/09/2023 04:16
-
Mần du Hà Tịnh
20/08/2023 05:28
-
Bảng từ điển tiếng Nghệ An Hà Tĩnh: vần O - P - Q - R - S - T - U - V - X - Y
30/08/2023 22:45
-
Từ điển tiếng Nghệ An Hà Tĩnh vần A - B- C - D
27/08/2023 05:13
-
Một buổi đi tru
28/08/2023 09:34
-
Thơ tiếng Nghệ: Nỏ xa nhau
07/09/2023 22:18
-
Méng là gì trong tiếng Nghệ Tĩnh?
16/09/2023 22:42
-
Từ điển tiếng Nghệ Tĩnh vần E - G - H - I - K - L - M - N
28/08/2023 05:22