Tổ cha mi dân cá gộ cấy chi cũng sọi
Giá như không nhìn thân hình cao lớn, mắt xanh mũi lọ mà chỉ nhìn cách cầm đũa thành thạo, hay chỉ nghe giọng Nghệ còn đặc quánh hơn cả bát mắm tôm mà gã đang nhồm nhoàm chấm lòng lợn thì đố ai mà biết hắn là người Mẽo chánh hiệu.
Con nhà giàu, được ăn học đàng hoàng lấy mấy cái bằng “treo giàn bếp” chơi vậy thôi. Suốt ngày tầm thầy học võ có đai đen để rồi đi dạy lại vừa luyện vừa kiếm thêm tiền vào cái khoản làm lao công (handyman) rồi vác ba lô đi chu du khắp thế giới.
Hắn rất chuộng văn hoá Đông phương, nhất là Viêt Nam “Ôi xứ sở lạ lùng..”. Lại biết tôi là người tới từ bên đó thành ra thường tới đàm đạo “học hỏi”.
Không hiểu sao hắn rất trọng vọng và coi tôi như một từ điển sống. Có cái gì hay, mới lạ là đưa ra hỏi hay đàm đạo. Tiếc là chưa được “bước chân trên dải Trường Sơn” nhưng lại thuộc làu “dấu chân người lính” "hòn đất” rồi cả “Trên mảnh đất này” chuyện từ ngày đánh Tây lại thêm tính ba hoa, một tấc tới trời làm hắn ta phục lăn phục lóc. Để “trả nợ” hắn thường đem những món ngon của lạ thu nhập được qua những chặng đường về làm quà, có khi chỉ là mẩu chuyện lạ có hình ảnh minh hoạ. Tôi lại nhiễm nặng cái tính khinh khỉnh của đồ Nghệ cái gì cũng “choa ẻ vô” hay “biết rồi khổ lắm nói mãi”. Nhiều khi nhìn hắn cụt hứng kể cũng tội, tuy vậy hắn cũng rất sốn sắng tìm chuyện san sẻ.
Vừa trở về từ xứ mặt trời mọc hắn hí hửng kể cho tôi về một phát minh mới lạ “thế giói chưa từng có”. Thú thực tôi cũng rất khâm phục người Nhật, họ có nhiều đức tính hay, đáng nể và đáng học hỏi. Nhất là tuy không phải là “cha đẻ” của các phát minh như máy bay, xe hơi nhưng lại biết nghiên cứu, vận dụng đưa vào thực dụng “nghệ thuật vị nhân sinh” một cách hoàn hảo.
Mi biết không? Hắn bắt đầu với một giọng bí hiểm. Số là khi bát phố Tokyo ăn sushi bị Tào Tháo rượt phải vào toilet công cộng. Vì vội vàng nên khi vừa xong công tác “hậu cần” mới tá hoả quên đưa giấy phòng hờ.
Ha ha gì chứ cái này choa biết thừa cách xử lý. Chả là cái hồi vừa tới Mỹ, cái khỉ gì cũng phải “đầu tiên”. Kể cả giấy tờ đi công tác “hậu cần”. Tứ cố vô thân, vừa học vừa đi làm, đồng tiền có hạn, tiền sách vở, tiền trọ, tiền giặt quần áo, trăm dâu đổ một đầu tằm, ăn uống thì phải cần kiệm cứ một phần thịt, một phần muối, một phần ớt trộn đều rang lên. cơm đã có nồi điện tử “công nghệ cao” bỏ gạo vào một lần ăn cả tuần rả rích.
Cái khó là việc đi “hậu” nhưng rất “cần”. Giá như còn ở “bên bển” một tuần báo chủ nhật to dày như cái gối cũng dư xài mút mùa lệ thuỷ, vừa giải trí lại vừa "tuỳ nghi di tản". Đằng này tụi Mỹ chơi ác, chỉ cái việc vệ sinh thôi mà cũng bày đặt, phải trắng trẻo, mềm mại còn hơn cả mấy tờ pờ-luya mà đám choai choai hồi xưa cố tầm để săm se viết thư tình. Cái may là phòng vệ sinh nào cũng là phòng tắm. Vậy là “nhất cử lưỡng tiện” tắm luôn.
Cả phòng trống hoắc không có bồn rửa tay, không có máy sấy, không có giấy vệ sinh. Hắn chống chế rồi kể "thấy cái nút đo đỏ bấm vào thì tự nhiên ở dưới thò ra cái que phun nước li ti làm sạch rồi sấy khô y như cũ". Tới đây thì tôi không nhịn được, cười như nắc nẻ, hắn nhìn tôi vẻ dò xét.
- Tao chưa thấy ở đâu kể cả Việt Nam.
- Ha ha ha tao sẽ kiện tụi Nhật, cái bản quyền sang chế này phải thuộc Việt Nam. Tôi hả hê. Tao kể cho mày nghe nhiều chuyện nhưng cái này thì chưa bởi vì nói ra mất vệ sinh lắm hắn tò mò muốn biết.
- Ha ha ha tao sẽ kiện tụi Nhật, cái bản quyền sang chế này phải thuộc Việt Nam. Tôi hả hê. Tao kể cho mày nghe nhiều chuyện nhưng cái này thì chưa bởi vì nói ra mất vệ sinh lắm hắn tò mò muốn biết.
Số là ngày xưa tụi bay bom tàn đạn phá, choa phải sơ tán về miền quê, chiều chiều kéo cả đám ra đồng, không phải đi thăm lúa mà để “thả bom” tống khứ của nợ, xong để lại "tờ rơi" bừa bãi. Dân làm nông không quản phân bắc, phân xanh nhưng cái khoản giấy tờ nham nhở thì gớm ghiếc, cứ chưởi tiếng quê choa dân ăn gạo bốn hào không biết bảo vệ môi trường. Sau này theo người bản xứ mới biết họ văn minh hơn, đi trước thời cuộc, chỉ cần bờ ruộng, một hòn đá, một que (chông) đi xong phi tang, không tì vết, bởi thế cái bằng sáng chế này phải là của Việt Nam.
Biết tôi có tính ba hoa, tài chống chế hắn không tin. Tôi nói:
- Tao không bịa đặt mày cứ hỏi khắp miền quê Việt Nam nhất là Nghệ Tĩnh ai cũng biêt “Nhất quận công, nhì ỉ đồng” ngoài ra người ta con làm vè để bảo vệ đề tài (luận án) này nữa:
Một đời mặc gấm, đeo hoa
Một đời ẻ trịn cũng qua một đời.
Hắn cười khùng khục đặc giọng Nghệ “Tổ cha mi dân cá gộ cấy chi cũng sọi”.
Xem thêm: Truyện cười xứ Nghệ
Tác giả: Viet Ho
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Lười nhác hay lười nhát viết đúng? Phân biệt nhát và nhác
-
Cách phân biệt xong hay song chính xác nhất
-
Mặc khác hay mặt khác từ nào đúng chính tả tiếng Việt?
-
Sổng chuồng hay xổng chuồng? Viết sổng hay xổng là đúng chính tả?
-
Gởi hay gửi? Kính gửi hay kính gởi? Cách phân biệt gởi và gửi
-
Dời lịch hay rời lịch đúng chính tả? Cách phân biệt dời hay rời
-
7 bài thơ ngắn hay về triết lý cuộc sống của tác giả Thái Bá Tân
-
Chân quý hay trân quý viết đúng? Mẹo phân biệt chân hay trân
-
Xi nhê là gì? Nói không xi nhê nghĩa là sao?
-
Cập nhật số điện thoại, giá cước Taxi Hồng Lĩnh Hà Tĩnh mới nhất
-
Học kỳ hay học kì? Kỳ thi hay kì thi? Cuối kỳ hay cuối kì?