Top 3 điều thú vị nhất trong bài hát Giọng Nghệ tìm về
Giọng Nghệ tìm về là bài hát được rất nhiều người Nghệ Tĩnh yêu thích nhờ ngôn từ mộc mạc, gần gũi với đời sống. Hơn nữa bài hát này còn nói lên bao tâm tư, tình cảm của người Nghệ. Trong bài viết này, Nghệ ngữ sẽ điểm lại 3 điều đặc biệt nhất của bài hát này nhé!
1. Giọng Nghệ tìm về ai sáng tác?
Giọng Nghệ tìm về là bài hát của nhạc sĩ Lê Xuân Hòa (phổ thơ của nhà thơ Lương Khắc Thanh). Ông sinh ngày 12 tháng 3 năm 1957, quê ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Hiện tại, ông đang là trưởng khoa Nghệ thuật tại Nhà văn hóa Thiếu nhi Việt Đức, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Ông được biết đến là tác giả của nhiều bài hát về xứ Nghệ hay như Đất Hồng Lam thân yêu, Ân tình xứ Nghệ...
Với bài hát về giọng Nghệ này ông sáng tác năm 2019 và đạt giải Khuyến khích trong 12 tác phẩm được trao giải sáng tác ca khúc về quê hương Nghệ An.
2. Lời bài hát giọng Nghệ tìm về chuẩn nhất
Một điều khá thú vị khi tìm hiểu về bài hát này, đó là có rất nhiều trang đề cập lời bát hát chưa chuẩn xuất. Điều này có thể xuất phát từ lý do trong bài hát có rất nhiều từ tiếng Nghệ đặc trưng mà những người ngoài tỉnh có thể khó hiểu, không ghi thành lời được. Thậm chí một số trang ghi sai lời, khiến bài hát trở nên khá ngô nghê, không đúng chất người Nghệ quê ta.
Ví dụ một số từ mà các trang trên ghi sai như: "này anh người mô đó" (nì anh người mô đó mới đúng, chữ nì mới hay); "đành dễ làm quen" (rành dễ làm quen mới đúng, chữ rành trong tiếng Nghệ rất hay); "gió nào bỏng rát" (gió Lào bóng rát - tên một loại gió khô, nóng ở xứ Nghệ...), "bao rừng trọn biển" (pha rừng trộn biển mới đúng, mới thể hiện đúng chất xứ Nghệ có núi, có biển bao quanh...
Sau đây là lời bài hát Giọng Nghệ tìm về chuẩn nhất mà Nghệ ngữ gửi đến bạn đọc.
Nghe tiếng ai quen giữa dòng người xa lạ
Một cái bắt tay nì anh người mô đó
Cái giọng quê ta đậm đà sâu nặng
Tiếng nói quê mình mộc mạc mà thương
Tiếng của quê hương về trong nỗi nhớ
Đã gặp nhau rồi rành dễ làm quen
Thương nhau tìm về hai chữ đồng hương...
Tiếng cha âm vang gió Lào bỏng rát
Tiếng mẹ ơi heo may rét ngọt
Có tiếng sáo diều miền quê êm ả
Có khói lam chiều bờ tre mái rạ
Gánh những tảo tần một nắng hai sương
Có tiếng quê hương nặng nghĩa ân tình
Tiếng nói quê mình pha rừng trộn biển
Giờ gặp nhau đây xôn xao tiếng Nghệ
Mời anh mời chị mời bạn mình ơi
Thêm yêu giọng Nghệ đưa nhau tìm về.
3. Một số tiếng Nghệ đặc trưng trong bài hát này
Tất nhiên, giọng Nghệ tìm về có sử dụng tiếng Nghệ đặc trưng trong lời bài hát. Chính điều này làm bài hát trở nên gần gũi, thân thương và nói lên được chất Nghệ trong đó. Dưới đây là một số từ tiếng Nghệ đặc trưng trong bài hát này.
-
Nì, mô (trong câu "nì, anh người mô đó"): Nì có nghĩa là này, mô có nghĩa là đâu. Hai từ tiếng Nghệ này rất phổ biến trong tiếng nói xứ Nghệ Tĩnh.
-
Rành (trong câu "rành dễ làm quen): Như đã đề cập ở trên, trong lời bài hát rất nhiều trang vì không hiểu từ "rành" trong tiếng Nghệ nên ghi là "đành dễ làm quen". Điều này khiến cho lời bài hát trở nên khô cứng, không đúng tâm tư mà người Nghệ nói đến. Trong khi đó nếu nghe "rành dễ làm quen" người Nghệ sẽ cảm nhận được sự gần gũi, thân thương của tình đồng hương.
Cuối cùng có thể nói rằng, bài hát Giọng Nghệ tìm về là một trong những tác phẩm thể hiện rất thành công tính cách, tình cảm của người xứ Nghệ. Bạn đọc hẳn đã nghe bài hát này? Hãy bày tỏ cảm xúc với Nghệ ngữ qua email toiyeunghengu@gmail.com nhé!
Tác giả: Nghệ ngữ
Ý kiến bạn đọc
-
Cảm ơn ông sáng tác bài hát này , như những người con xứ Nghệ xa quê bôn ba xứ người mưu sinh , bài hát cho chúng tôi bao kỷ niệm về tuổi thơ, yêu quê , nhớ quê , yêu tiếng Nghệ vô cùng .H Le 11/01/2023 07:17
- Trả lời
- Thích 1
- Không thích 0
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Sức thuốc hay xức thuốc đúng? Phân biệt sức hay xức
-
Giòn giã hay ròn rã hay dòn dã viết đúng chính tả tiếng Việt?
-
Gáng hay ráng? Gáng lên hay ráng lên? Ráng sức hay gáng sức?
-
Viết tỷ hay tỉ đồng đúng? Khi nào viết tỉ hay tỷ?
-
Tỉ mỉ hay tỷ mỷ đúng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Chịu nổi hay chịu nỗi? Chịu không nổi hay chịu không nỗi?
-
Chọn vẹn hay trọn vẹn đúng chính tả? Phân biệt trọn & chọn
-
Phân biệt dồ hay rồ, bị dồ hay bị rồ, phát rồ hay phát dồ?
-
Rứa thâu là gì trong tiếng Nghệ? Ví dụ về từ rứa thâu
-
Top 5+ địa chỉ thuê xe máy ở Hà Tĩnh tốt và có giá rẻ nhất
-
Lý thuyết hay lí thuyết? Lý luận hay lí luận viết đúng?