Chuyện một người Nghệ đặt tên cho con

Thứ năm - 07/04/2022 22:09

Bác Phan Sỹ Cảnh là người con xứ Nghệ Tĩnh. Trên CLB Nghệ ngữ bác đã kể lại chuyện đặt tên cho con thời xa xưa rất thú vị. Sau đây là câu chuyện của bác mời bạn đọc cùng đón xem!

chuyen nguoi nghe ke
Tên con cái thường tránh trùng với người thân trong họ hàng.


Tên con khác cả làng, cả xạ


Con người ta sinh ra ai cũng cần có kì tên để gọi. Tuỳ từng vùng miền và sở thích của người được mần cha mần mẹ để đặt tên cho con. Ngày xưa người ta kiêng kị đặt tên trùng người thân trong họ, nhất là trùng tên với các bậc sinh thành đã quá cố, vì vậy sinh ra gia phả để biết mà đặt tên.

Nghệ Tịnh quê ta ngày xưa sinh con trai thì đặt tên cho con là thằng cu thằng dái, con gái thì đặt tên con đị con cháu, con chắt..có nhà đặt tên con thứ tự: 2,3,4,5,6,7,8,9,10. Vì họ đẻ dày, đẻ nhiều, đặt tên rứa để dệ nhớ dệ kêu…Dần dần càng về sau này thì việc đặt tên xem ra sáng sủa hơn, văn minh hơn như:Tuấn ,Tú, Khôi, Ngô, Đào , Hoa, Lan, Liễu…

Vợ chồng tui cũng vậy: 5 đứa con, ba thằng “hai cân", cũng có tên gọi cả lạ cả quen… Ba đứa tui đặt tên thằng đầu là Tuấn, hai con gái là Oanh, Yến. Còn hai thằng sau lại có hai cái tên xem ra cả làng cả xạ cũng có thể cả huyện nữa cũng không trùng tên một ai! 

Đặt tên cho hai thằng con sau ni mần răng đừng trùng tên, đó là ý tưởng thứ nhất! Còn ý tưởng nữa là để nhớ năm tháng vợ tôi mang nặng đẻ đau lần thứ tư, thứ năm.  Vào giai đoạn chiến tranh ác liệt, bom cày đạn xới thường xuyên, vợ chồng tằn tiện bòn mót mua được vài ba tạ ló, không dám xay ăn, đóng thành bốn bao tải để làm nơi lót con nằm giữa, đêm hôm pháo kích ngoài biển bắn vô đỡ mảnh pháo vào người con.

thoi doi kho
Một thời đói khổ.

 

Tên con gắn liền với kỷ niệm


Ngày đêm bom đạn xới cày, tui thì thường xuyên túc trực bên cái đài ô ri ăng Toong nghe bà Bình ông Thọ đàm phán hiệp định đình chiến với ngoại trưởng Mỹ Kĩ Sin Gơ ở Pa Ri. Ngày đêm mong chờ tin chiến thắng ở chiến trường cũng như ngừng bắn ở hậu phương miền Bắc!

Lo trăm thứ chưa kịp đặt tên cho con! Chỉ nhớ nó sinh vào ngày 16/10/năm Nhâm Tý!  1972 Vào thời điểm Mỹ leo thang miền Bắc tăng cường ném bom gây tăng thương vào trường học, bệnh viện, dân thườg. Chiến tranh là vậy, ngày nào cũng có chiến công vang dội của quân và dân ta… và tất nhiên ngày nào cũng có người dân vô tội chết chóc đau thương…

Thế rồi một sáng mai thức dậy, tin từ đài tiếng nói Việt Nam là phái đoàn đàm phán của ta tại Pa Ri đã buộc phái đoàn Mỹ do ngoại trưởng Ki Sin Gơ ký hiệp định đình chiến Bắc Việt Nam.

Hôm đó thằng con tui cũng vừa chẵn tháng vợ tui hỏi: bố mi đặt tên cho con đi tề! Rứa là tự nhiên tui nói với vợ là: tui đặt rồi! tên hắn là GƠ!

Gấy cười rồi hỏi: răng lại đặt Gơ? Tui giải thích: một là không trùng với tên ngài mô cả. Hai là nhớ ngày Ki Sin Gơ thất bại. Ba nữa là cha mẹ sinh con trời sinh tính… ai biết được sau ni hắn có ngoan chịu khó mần ăn hay không? Hay là nghịch ngợm phá phách… thì người ta có chửi thì chửi Ki Sin Gơ bên Mỵ Chơ chửi đến ta! Vợ tôi cười và chấp nhận tên hắn là Gơ, khai sinh đầy đủ là Phan Sỹ Gơ.

Ba năm sau 1975 miền Nam thắng lớn, hoàn toàn giải phóng, 30/4/1975 cờ đỏ sao vàng tung bay khắp hai miền Nam Bắc! Tổng thống Pho thất bại hoàn toàn rút quân khỏi miền Nam, chế độ Nguỵ quân ngụy quyền đầu hàng vô điều kiện. Ngày đất nước khúc khải hoàn ca thì thằng út tui cũng vừa chặn tháng, nhân ngày này tui lại đặt tên khai sinh cho con là Pho ( Phan Sỹ Pho).

Việc tui đặt tên cho hai thằng con, cái tên nghe kiểu tên nước ngoài không phải tui sính ngoại, chỉ với ý tưởng giản đơn: miếng ngon nhớ lâu, điều đau nhớ mãi… không biết hai thằng con tui sau ni hắn cò mần khổ cha mẹ hắn như Gơ và Pho lâu nay hay không?

Mới ngày nào lấy ý tưởng để đặt tên cho con đó mà hai thằng ni giờ cũng chán cục lịch rồi!  Rất mừng là chúng nó thành thân, thành nhân, làm ăn lương thiện vợ con sum vầy đó là liều thuốc bổ cho tui để tui sống vui sống khỏe như giờ đó mọi người ạ!

Xem thêmChuyện người Nghệ: Tiền của mẹ


 

Tác giả: PHAN SỸ CẢNH

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 4 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây