4 lý do khiến giọng Nghệ khó nghe với người ngoài tỉnh
Giọng Nghệ khó nghe - đó là lời nhận xét của nhiều người bạn ngoài tỉnh khi nghe admin nói tiếng Nghệ. Và phải công nhận là tiếng quê ta khó nghe thật. Vì sao như thế? Dưới đây là 4 lý do khiến tiếng quê Nghệ Tĩnh khó nghe với những ai không sinh ra và lớn lên ở đây.
Với những người miền Bắc hoặc miền Nam, khi lần đầu gặp người Nghệ An hay Hà Tĩnh, họ thường ngơ ngác vì "không biết đối phương nói điều gì". Kể cả một số người Nghệ đi ra ngoài dù nói tiếng phổ thông nhưng chính chất giọng khi phát âm cũng khiến người ngoài tỉnh lắc đầu nốt. Vậy lý do vì sao? Dưới đây là 4 đặc điểm khiến tiếng Nghệ khó nghe.
1. Giọng Nghệ khó nghe vì nói nhanh
Người Nghệ An và Hà Tĩnh thường có lối nói khá nhanh. Thậm chí có người cho biết rằng, khi nói chuyện với người Nghệ, họ có cảm giác người dân nơi đây nói liền một hơi, không ngừng nghỉ.
Điều này đúng! Người Nghệ vốn trực tính, nghĩ gì nói nấy nên mỗi khi nói họ không suy nghĩ hay lựa chọn, trau chuốt từ ngữ nhiều. Họ nghe rồi nói, nói liến thoắng, nói nhanh, nói cho hết tâm tư nỗi lòng. Và kết quả là với những ai ở ngoài tỉnh, nghe người Nghệ nói cứ như... chim hót, không thể hiểu điều gì.
2. Tiếng Nghệ khó nghe vì phát âm lẫn các dấu sắc, ngã, nặng
Người Nghệ Tĩnh hầu như không dùng dấu ngã, dấu hỏi trong khi nói chuyện. Thay vào đó, họ dùng dấu sắc, dấu nặng nhiều hơn - điều này khiến khi phát âm giọng Nghệ khó nghe hơn giọng tỉnh thành nào khác.
Ví dụ, người miền Nam, miền Bắc nói "chỗ ấy" thì người Nghệ khi nói họ dùng dấu hỏi thành "chổ ấy". Hay "cái lỗ", người Nghệ sẽ nói "cấy lổ", "hơn nữa" thành "hơn nựa"... Đó là chưa kể khi vừa thay đổi dấu họ vừa dùng thêm từ địa phương sẽ khiến người ngoài tỉnh vô cùng khó hiểu. Như ví dụ người miền Nam nói "ngã xe", người Nghệ sẽ nói "bổ xe" - nghe từ "bổ" chắc chắn 100% người miền Nam miền Bắc sẽ chẳng hiểu nổi.
Theo nhiều người, đặc điểm này cũng giống với các tỉnh thành Bắc Trung bộ khác nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến tiếng Nghệ. Đến nỗi có nhiều người Nghệ An khi nói chuyện với nhau, họ rất ngại phải phát âm dấu ngã và xem đó là một kiểu “điệu đà không cần thiết”.
3. Tiếng địa phương khiến giọng Nghệ khó nghe
Thêm một điều khiến giọng Nghệ khó nghe đó là hệ thống tiếng địa phương vô cùng đa dạng. Cùng nói tiếng Nghệ nhưng ở Hà Tĩnh sẽ nói khác Nghệ An, rồi ở trong mỗi tỉnh các huyện, các xã cũng nói khác nhau luôn. Điều này khiến người Nghệ thậm chí không thể hiểu hết tiếng Nghệ mà cần thêm từ điển Nghệ ngữ để biết.
Một số tiếng địa phương tiêu biểu trong tiếng Nghệ như:
-
Cơn cối = cây cối
-
Trấy bù = quả bầu
-
Cại chắc = cãi nhau
-
Cấy đòn = cái ghế
-
Ở mô = ở đâu
Bạn đọc có thể xem thêm ở bài viết Tiếng Nghệ An cơ bản - Top 100 từ cho người cần học
4. Vì rất nhiều... tiếng Nghệ
Có một sự thật là người Nghệ Tĩnh có thể còn không hiểu tiếng của nhau. Bởi vì mỗi huyện, mỗi địa phương ở Nghệ An và Hà Tĩnh lại có một cách phát âm và biến tấu giọng rất khác biệt.
Ví dụ người Nghi Lộc thường chỉ dùng âm bằng (dấu huyền, hỏi, ngang, nặng mà không có dấu sắc) khi nói. Hay vùng chợ Cồn (xã Thanh Yên, Thanh Dương huyện Thanh Chương) sẽ thay âm ‘a’ bằng âm ‘e’ (cây cau -> cây keo; dành -> dènh; bánh -> bénh;…)… Nhưng cũng có những vùng nói giọng Bắc như huyện Diễn Châu…
Cuối cùng, có thể nói giọng Nghệ khó nghe là điều có thật. Nhưng đừng vội vì sợ người ngoài khó nghe mà từ bỏ đi lời ăn tiếng nói quê mình bạn nha. Bởi trong tiếng Nghệ có rất nhiều điều thú vị đó.
Tác giả: Nghệ ngữ
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Lười nhác hay lười nhát viết đúng? Phân biệt nhát và nhác
-
Cách phân biệt xong hay song chính xác nhất
-
Ngành hay nghành là đúng? Khi nào viết ng hay ngh?
-
Tỉ lệ hay tỷ lệ là đúng? Cách viết nào chính xác hơn?
-
Mặc khác hay mặt khác từ nào đúng chính tả tiếng Việt?
-
Sổng chuồng hay xổng chuồng? Viết sổng hay xổng là đúng chính tả?
-
Gởi hay gửi? Kính gửi hay kính gởi? Cách phân biệt gởi và gửi
-
Dời lịch hay rời lịch đúng chính tả? Cách phân biệt dời hay rời
-
7 bài thơ ngắn hay về triết lý cuộc sống của tác giả Thái Bá Tân
-
Cập nhật số điện thoại, giá cước Taxi Hồng Lĩnh Hà Tĩnh mới nhất
-
Chân quý hay trân quý viết đúng? Mẹo phân biệt chân hay trân