Về chuyện người Nghệ xa xứ
Di cư sang một không gian mới là một sự thay đổi lớn về văn hóa. Từ một nền văn hóa nguồn, các cộng đồng di cư tương tác với nền văn hóa các nhóm trong không gian mới, đồng thời cũng quan hệ với văn hóa của nhóm gốc đang tồn tại ở quê cũ của họ.
Sự biến đổi văn hóa của cộng đồng di cư chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố quan trọng tác động đến sự thay đổi này là tâm lý cộng đồng và sự tự ý thức về nguồn gốc của mình. Trường hợp người Nghệ ở Hà Nội là một ví dụ điển hình.
Với tâm lý cội nguồn và sự ý thức về quê quán của mình, những người Nghệ xa quê đã tạo ra những mối quan hệ liên kết mãnh liệt và kết nối thành mạng lưới xã hội lớn mạnh, tạo nên một nền văn hóa mang đặc trưng của họ trên một không gian văn hóa mới. Dựa trên những giả thuyết xã hội định tính, tác giả bài viết muốn đưa ra những phân tích về đặc trưng và sự tiếp biến văn hóa của cộng đồng này. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu những nghiên cứu xã hội học cụ thể hơn và hy vọng trong tương lai sẽ có những chương trình nghiên cứu đầy đủ hơn về vấn đề này.
Với tâm lý cội nguồn và sự ý thức về quê quán của mình, những người Nghệ xa quê đã tạo ra những mối quan hệ liên kết mãnh liệt và kết nối thành mạng lưới xã hội lớn mạnh, tạo nên một nền văn hóa mang đặc trưng của họ trên một không gian văn hóa mới. Dựa trên những giả thuyết xã hội định tính, tác giả bài viết muốn đưa ra những phân tích về đặc trưng và sự tiếp biến văn hóa của cộng đồng này. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu những nghiên cứu xã hội học cụ thể hơn và hy vọng trong tương lai sẽ có những chương trình nghiên cứu đầy đủ hơn về vấn đề này.
Sự di cư và quá trình tập trung của người Nghệ ở Hà Nội
Người Nghệ (bao gồm cả Nghệ An và Hà Tĩnh) di cư đi rất nhiều nơi khắp cả nước. Hầu hết các trung tâm kinh tế lớn đều có sự hiện diện của người Nghệ. Nguyên nhân của quá trình di cư cũng rất phức tạp.
Trước hết, xứ Nghệ có điều kiện tự nhiên hạn chế, khó đa dạng sinh kế và cuộc sống con người cũng trở nên nghèo nàn, vất vả. Về dân số không ngừng tăng lên gây sức ép lên sự phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi người ta phải cố gắng tìm những con đường lập nghiệp khác nhau. Đặc biệt dân số cũng gây sức ép lên việc di cư để tìm cuộc sống mới.
Về kinh tế, dù có những vùng trung du và đồng bằng nhưng chủ yếu vẫn là đồi núi khó khai thác, cơ cấu kinh tế vẫn chủ yếu dựa trên nông nghiệp trong khi nền nông nghiệp manh mún, khó công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các ngành phụ có nhưng không phát triển, đặc biệt khó tiếp cận thị trường, điều kiện để đa dạng hóa sinh kế gặp nhiều khó khăn.
Về văn hóa, một mặt, tính cố kết cộng đồng của người Nghệ cao nên dễ rơi vào việc bè cánh, lợi ích nhóm, lợi ích gia đình và dòng họ. Điều này gây cản trở cho những người không thuộc các nhóm có tiềm lực, khó tìm cơ hội để phát triển ở quê nhà.
Mặt khác, người Nghệ lại ham học hỏi, có ý chí vươn lên muốn tiếp cận cuộc sống ở những trung tâm kinh tế có tiềm năng, nguồn lực phát triển hơn.
Hà Nội là một trung tâm kinh tế, văn hóa có sức hút đặc biệt đối với không chỉ các vùng lân cận mà gần như đối với cả nước. Dân cư các tỉnh khác tập trung về đây làm việc, học tập, buôn bán... Hà Nội thu hút nhân tài, nhân lực, nguồn vốn từ các vùng xung quanh về đây và cũng từ đây lại phân phát các nguồn lực khác ra xã hội. Và Hà Nội cũng là một thành phố có sự tập trung cao độ của người Nghệ. Về mặt số lượng cụ thể, sẽ rất khó để thống kê số người Nghệ đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội do nhiều nguyên do, trong đó có nguyên do cách phân định người Nghệ như thế nào.
Ở đây, tôi suy nghĩ về cách hiểu người Nghệ ở Hà Nội là những người được sinh ra ở Nghệ An và Hà Tĩnh, ít nhiều sống trong môi trường văn hóa xứ Nghệ, sau đó di cư ra Hà Nội lập nghiệp nhưng vẫn tự xem mình là người Nghệ. Với cách hiểu này thì có thể có những người hộ khẩu ở Hà Nội nhưng vẫn được coi là người Nghệ nếu phù hợp các với tiêu chí đó. Trên thực tế, một số người, có bố mẹ (hay bố hoặc mẹ) là người Nghệ nhưng họ được sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, hoàn toàn không sinh hoạt trong môi trường văn hóa xứ Nghệ nên dù họ vẫn nhận mình quê gốc xứ Nghệ (nhận theo bố mẹ) nhưng cũng khó để nói đó là người Nghệ. Từ cách hiểu này, có thể tính số người Nghệ ở Hà Nội theo các nhóm:
Trước hết, xứ Nghệ có điều kiện tự nhiên hạn chế, khó đa dạng sinh kế và cuộc sống con người cũng trở nên nghèo nàn, vất vả. Về dân số không ngừng tăng lên gây sức ép lên sự phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi người ta phải cố gắng tìm những con đường lập nghiệp khác nhau. Đặc biệt dân số cũng gây sức ép lên việc di cư để tìm cuộc sống mới.
Về kinh tế, dù có những vùng trung du và đồng bằng nhưng chủ yếu vẫn là đồi núi khó khai thác, cơ cấu kinh tế vẫn chủ yếu dựa trên nông nghiệp trong khi nền nông nghiệp manh mún, khó công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các ngành phụ có nhưng không phát triển, đặc biệt khó tiếp cận thị trường, điều kiện để đa dạng hóa sinh kế gặp nhiều khó khăn.
Về văn hóa, một mặt, tính cố kết cộng đồng của người Nghệ cao nên dễ rơi vào việc bè cánh, lợi ích nhóm, lợi ích gia đình và dòng họ. Điều này gây cản trở cho những người không thuộc các nhóm có tiềm lực, khó tìm cơ hội để phát triển ở quê nhà.
Mặt khác, người Nghệ lại ham học hỏi, có ý chí vươn lên muốn tiếp cận cuộc sống ở những trung tâm kinh tế có tiềm năng, nguồn lực phát triển hơn.
Hà Nội là một trung tâm kinh tế, văn hóa có sức hút đặc biệt đối với không chỉ các vùng lân cận mà gần như đối với cả nước. Dân cư các tỉnh khác tập trung về đây làm việc, học tập, buôn bán... Hà Nội thu hút nhân tài, nhân lực, nguồn vốn từ các vùng xung quanh về đây và cũng từ đây lại phân phát các nguồn lực khác ra xã hội. Và Hà Nội cũng là một thành phố có sự tập trung cao độ của người Nghệ. Về mặt số lượng cụ thể, sẽ rất khó để thống kê số người Nghệ đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội do nhiều nguyên do, trong đó có nguyên do cách phân định người Nghệ như thế nào.
Ở đây, tôi suy nghĩ về cách hiểu người Nghệ ở Hà Nội là những người được sinh ra ở Nghệ An và Hà Tĩnh, ít nhiều sống trong môi trường văn hóa xứ Nghệ, sau đó di cư ra Hà Nội lập nghiệp nhưng vẫn tự xem mình là người Nghệ. Với cách hiểu này thì có thể có những người hộ khẩu ở Hà Nội nhưng vẫn được coi là người Nghệ nếu phù hợp các với tiêu chí đó. Trên thực tế, một số người, có bố mẹ (hay bố hoặc mẹ) là người Nghệ nhưng họ được sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, hoàn toàn không sinh hoạt trong môi trường văn hóa xứ Nghệ nên dù họ vẫn nhận mình quê gốc xứ Nghệ (nhận theo bố mẹ) nhưng cũng khó để nói đó là người Nghệ. Từ cách hiểu này, có thể tính số người Nghệ ở Hà Nội theo các nhóm:
- Nhóm những người là cán bộ tham gia cách mạng và hai cuộc kháng chiến. Khi miền Bắc hòa bình thì họ nhận một cương vị công tác ở Hà Nội và đưa gia đình ra sinh sống.
- Nhóm những người ra Hà Nội làm công nhân lâu dài trong các nhà máy, xí nghiệp trong và ngoài nhà nước, sau đó lập gia đình hay chuyển gia đình ra đây sinh sống.
- Nhóm những người ra Hà Nội học tập và lập nghiệp tại Hà Nội.
- Nhóm những người lập doanh nghiệp hay chi nhánh doanh nghiệp ở Hà Nội và họ sinh sống tại Hà Nội.
- Nhóm lao động theo mùa từ xứ Nghệ ra Hà Nội, họ ra làm các dịch vụ, làm công, không chuyển hộ khẩu ra Hà Nội, và thường di chuyển giữa Hà Nội và Nghệ An, Hà Tĩnh.
Phân chia các nhóm như vậy chỉ là một cách tương đối, có nhiều khi còn chưa hẳn phù hợp vì nhóm người Nghệ ở Hà Nội khá phức tạp và cũng rất đa dạng. Nhưng có thể xem đây là một cách để nhóm lại các nhóm mà phần sau xem xét sự thay đổi về mặt văn hóa.
Về quá trình di cư của người Nghệ ra Hà Nội hiện nay vẫn chưa có những nghiên cứu xác đáng. Có thể nói những người Nghệ có mặt ở Thăng Long (thậm chí trước đó) dưới các triều đại phong kiến là các quan lại, tướng lĩnh. Khi họ lập được chiến công trong các cuộc chiến tranh hay đàn áp phong trào nổi loạn mà được cân nhắc ra làm quan ở triều đình thì họ và gia quyến được di chuyển ra kinh kỳ.
Hay các binh sĩ, thuộc hạ, thậm chí người làm công, đi ở cho các quan, tướng vào cai trị vùng này, sau khi chủ ra kinh kỳ thì một bộ phận được theo ra hầu hạ tiếp. Nhìn chung, trong thời phong kiến, những người Nghệ ra Thăng Long sinh sống tuy có nhiều nhưng không áp đảo số lượng với các vùng khác, và chủ yếu họ ra theo đường quan lộ, ra để làm quan cho triều đình. Và những ảnh hưởng của văn hóa xứ Nghệ lên văn hóa Thăng Long là rất hạn chế, gần như mờ nhạt.
Người Nghệ di cư ra Hà Nội ào ạt nhất phải tính từ sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc năm 1954. Trong nửa đầu thế kỷ XX, người Nghệ có di cư ra Bắc nhưng không nhiều, đa số là những người đi ra hoạt động cách mạng, hoạt động xã hội, một số đi buôn bán. Nhưng nửa sau thế kỷ này lại chứng kiến một sự di dân từ xứ Nghệ ra Hà Nội ào ạt.
Trước hết, xứ Nghệ là vùng đất cách mạng, nên khi cách mạng thành công, rồi hòa bình thì số người tham gia hoạt động cách mạng trước đó, phần lớn được chuyển ra Hà Nội tiếp tục công tác lãnh đạo, học tập, làm việc trong các cơ quan chính quyền. Cùng với họ là gia đình, họ hàng tùy theo điều kiện mà ra thủ đô sinh sống, lập nghiệp ngày một đông đảo.
Từ đó đến nay, hàng năm có hàng ngàn người từ Nghệ An và Hà Tĩnh di cư ra Hà Nội để học tập và tìm cơ hội mưu sinh tại thủ đô. Số lượng này ngày càng tăng chứ chưa có dấu hiệu giảm xuống. Cũng phải nhấn mạnh thêm rằng, không phải tất cả mọi người Nghệ ra Hà Nội đều ở lại đây mà một số ra học tập, sau đó đi nơi khác làm ăn. Nhưng trong khoảng thời gian họ sinh sống, học tập ở Hà Nội đều tham gia vào sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của người cùng quê tại đây. Hiện tại, người Nghệ và gốc Nghệ chiếm một tỷ lệ lớn trong dân cư ở Hà Nội.
Sự di cư từ nông thôn ra thành thị là một xu hướng tồn tại trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các quốc gia đang phát triển. Trong điều kiện tư nhiên khó khăn, nông nghiệp chậm phát triển và sinh kế không thật sự đa dạng thì sự di cư lâu dài hay theo mùa làm ăn sẽ càng tăng cao hơn. Đó cũng là một lý do mà người Nghệ lại có tâm lý chuyển ra thủ đô mạnh như vậy. Quá trình sinh sống, lập nghiệp trong một không gian mới, nhất là khi tập trung đông đúc thì tính cố kết cộng đồng lên cao đã tạo điều kiện cho người Nghệ kiến tạo ra những đặc trưng văn hóa mới. Nó không hẳn là văn hóa xứ Nghệ nguyên gốc, cũng không hoàn toàn là văn hóa Hà Nội, có thể tạm gọi là văn hóa của cộng đồng người Nghệ tại Hà Nội.
Về quá trình di cư của người Nghệ ra Hà Nội hiện nay vẫn chưa có những nghiên cứu xác đáng. Có thể nói những người Nghệ có mặt ở Thăng Long (thậm chí trước đó) dưới các triều đại phong kiến là các quan lại, tướng lĩnh. Khi họ lập được chiến công trong các cuộc chiến tranh hay đàn áp phong trào nổi loạn mà được cân nhắc ra làm quan ở triều đình thì họ và gia quyến được di chuyển ra kinh kỳ.
Hay các binh sĩ, thuộc hạ, thậm chí người làm công, đi ở cho các quan, tướng vào cai trị vùng này, sau khi chủ ra kinh kỳ thì một bộ phận được theo ra hầu hạ tiếp. Nhìn chung, trong thời phong kiến, những người Nghệ ra Thăng Long sinh sống tuy có nhiều nhưng không áp đảo số lượng với các vùng khác, và chủ yếu họ ra theo đường quan lộ, ra để làm quan cho triều đình. Và những ảnh hưởng của văn hóa xứ Nghệ lên văn hóa Thăng Long là rất hạn chế, gần như mờ nhạt.
Người Nghệ di cư ra Hà Nội ào ạt nhất phải tính từ sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc năm 1954. Trong nửa đầu thế kỷ XX, người Nghệ có di cư ra Bắc nhưng không nhiều, đa số là những người đi ra hoạt động cách mạng, hoạt động xã hội, một số đi buôn bán. Nhưng nửa sau thế kỷ này lại chứng kiến một sự di dân từ xứ Nghệ ra Hà Nội ào ạt.
Trước hết, xứ Nghệ là vùng đất cách mạng, nên khi cách mạng thành công, rồi hòa bình thì số người tham gia hoạt động cách mạng trước đó, phần lớn được chuyển ra Hà Nội tiếp tục công tác lãnh đạo, học tập, làm việc trong các cơ quan chính quyền. Cùng với họ là gia đình, họ hàng tùy theo điều kiện mà ra thủ đô sinh sống, lập nghiệp ngày một đông đảo.
Từ đó đến nay, hàng năm có hàng ngàn người từ Nghệ An và Hà Tĩnh di cư ra Hà Nội để học tập và tìm cơ hội mưu sinh tại thủ đô. Số lượng này ngày càng tăng chứ chưa có dấu hiệu giảm xuống. Cũng phải nhấn mạnh thêm rằng, không phải tất cả mọi người Nghệ ra Hà Nội đều ở lại đây mà một số ra học tập, sau đó đi nơi khác làm ăn. Nhưng trong khoảng thời gian họ sinh sống, học tập ở Hà Nội đều tham gia vào sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của người cùng quê tại đây. Hiện tại, người Nghệ và gốc Nghệ chiếm một tỷ lệ lớn trong dân cư ở Hà Nội.
Sự di cư từ nông thôn ra thành thị là một xu hướng tồn tại trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các quốc gia đang phát triển. Trong điều kiện tư nhiên khó khăn, nông nghiệp chậm phát triển và sinh kế không thật sự đa dạng thì sự di cư lâu dài hay theo mùa làm ăn sẽ càng tăng cao hơn. Đó cũng là một lý do mà người Nghệ lại có tâm lý chuyển ra thủ đô mạnh như vậy. Quá trình sinh sống, lập nghiệp trong một không gian mới, nhất là khi tập trung đông đúc thì tính cố kết cộng đồng lên cao đã tạo điều kiện cho người Nghệ kiến tạo ra những đặc trưng văn hóa mới. Nó không hẳn là văn hóa xứ Nghệ nguyên gốc, cũng không hoàn toàn là văn hóa Hà Nội, có thể tạm gọi là văn hóa của cộng đồng người Nghệ tại Hà Nội.
Tính cục bộ hay sự cố kết cộng đồng?
Tính cục bộ hay sự cố kết cộng đồng là một đặc điểm đầu tiên để nhận dạng các nhóm người Nghệ sống xa quê. Tâm lý chung của con người lúc rời xa môi trường sinh sống quen thuộc thường tìm những muốn liên kết bền vững để làm chỗ dựa. Đây là một biện pháp để giảm tải rủi ro và tăng thêm tiềm lực, cơ hội tiếp cận công việc cũng như sự hỗ trợ lẫn nhau. Trong mỗi một con người đã có sẵn tâm lý này, nhưng khi nhóm người cùng quê có điều kiện thì như một sự kết nối tâm hồn, họ lại tìm đến nhau và tạo thành các nhóm xã hội liên kết bền vững theo một sự đồng điệu về tâm lý, mà theo cách giải thích của Gustave Le Bon (2008) thì đó là tâm lý đám đông.
Trong môi trường sống quen thuộc ở xứ Nghệ, tính cố kết của người Nghệ đã ở mức độ chặt chẽ. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên khó khăn, khai thác tự nhiên đòi hỏi sự cố kết cộng đồng cao độ. Nếu để hiểu sâu vào vấn đề này cần phải quay lại quá trình khai phá và hình thành vùng đất Nghệ Tĩnh. Ở đây, chỉ đặt vấn đề để nhấn mạnh chính quá trình sinh sống và khai phá tự nhiên đã tạo nên một tinh thần cục bộ ở người Nghệ.
Người Nghệ ở Hà Nội (và có thể ở các nơi khác cũng có) luôn tự ý thức về tinh thần cố kết cộng đồng. Tâm lý nguồn với mối liên kết chặt chẽ giữa những người cùng quê gần như trở thành yếu tố cố hữu trong mỗi con người xứ Nghệ. Đến một không gian mới, đầu tiên một người Nghệ là tìm đồng hương ở nhiều cấp độ khác nhau từ xã, huyện, tỉnh (và cả xứ Nghệ).
Kết quả tạo thành một mạng lưới người Nghệ ở Hà Nội. Mạng lưới này có các mối liên kết đa chiều, có tính bền vững cao mà lực liên kết cơ bản là tâm lý nguồn. Thực chất, tâm lý nguồn có thể hiểu là sự tự ý thức mình là người Nghệ. Chỗ nào có người Nghệ thì sẽ có sự liên kết thành các nhóm, từ nhóm địa phương, nhóm ngành nghề, nhóm trường học.
Các hội đồng hương được thành lập và duy trì ở hầu hết những nơi có người Nghệ sinh sống. Không cần giấy tờ, quy định mà chỉ có một mối ràng buộc đơn giản là ý thức về tâm lý nguồn ở mỗi người. Ở mối cấp, tùy theo mức độ quan hệ mà tính liên kết thể hiện độ bền vững khác nhau. Nếu cấp độ lớn (hội đồng hương Nghệ Tĩnh) có tính liên kết không thật cao thì ở các cấp nhỏ hơn, tính liên kết của các thành viên trong hội lại cao và mật độ tiếp xúc, trao đổi dày đặc hơn.
Một trong những mối quan hệ cơ bản của hội là sự giúp đỡ nhau trong công việc giữa các thế hệ, các thành viên. Các doanh nghiệp do người Nghệ quản lý thường ưu tiên tuyển dụng người cùng quê. Trong một chừng mực nào đó, những người cùng quê cùng làm việc với nhau thì thái độ hợp tác, hỗ trợ nhau sẽ lớn hơn và hiệu quả công việc cao hơn. Nhưng nếu không cẩn thận, nó sẽ dễ tạo ra tình trạng phe nhóm vì tính cục bộ và hệ quả sẽ là những xung đột giữa các nhóm, trước hết là xung đột văn hóa và sau đó là xung đột xã hội. Giống như một quy luật liên kết xã hội, khi nội liên kết tăng lên cao thì quan hệ ngoại liên kết sẽ giảm đi. Quan hệ nội bộ nhóm đồng hương cao cũng đồng nghĩa quan hệ với các nhóm khác sẽ giảm.
Một ví dụ là trong thời gian qua, khi một số doanh nghiệp của người Nghệ tuyên bố ưu tiên tuyển dụng các lao động là người đồng hương thì không lâu sau, nhiều doanh nghiệp khác đã đưa ra những chính sách tẩy chay, không chấp nhận lao động người Nghệ. Đó là những thông điệp phản hồi tiêu cực (nagative feedback) đối với tính cục bộ của người Nghệ của các cộng đồng địa phương khác.
Một vấn đề đặt ra là trong thời đại hội nhập, các nền văn hóa đang tích hợp vào nhau, các quốc gia, dân tộc, cộng đồng đang loại bỏ dần những yếu tố cục bộ để tăng độ liên kết ngoài nhằm tìm kiếm nguồn lực phát triển đa phương, đa dạng hơn. Trong bối cảnh đó, người ta sẽ phải nhìn nhận lại về tính cục bộ của người Nghệ.
Có nhiều quan điểm khác nhau: có người cho rằng tính cục bộ hay sự cố kết cộng đồng của người Nghệ là một tiềm lực, một bản sắc văn hóa xứ Nghệ nên cần phải bảo lưu và phát huy trong quá trình phát triển; quan điểm khác cho rằng cần phải loại bỏ, hạn chế tính cục bộ, địa phương chủ nghĩa để hội nhập với thế giới và tránh sự xung đột văn hóa và xung đột xã hội. Sự xung đột, một khi xẩy ra sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sự phát triển chung và cả chính cộng đồng đó.
Để hòa giải sự xung đột, như Maurice Goldelier (2010) lập luận, phải bắt đầu từ ba chìa khóa quan trọng là: cộng đồng, xã hội và văn hóa. Tinh thần cố kết cộng đồng luôn cần có và nó còn có vai trò quan trọng trong cuộc sống của những người Nghệ xa quê, nhưng hơn hết, đó là tinh thần dân tộc. Nếu đem tinh thần cố kết cộng đồng đó ra trên quy mô dân tộc chứ không phải nhóm địa phương, lớn hơn là tinh thần đoàn kết con người thì nó sẽ trở thành một động lực phát triển vô cùng to lớn.
Trong môi trường sống quen thuộc ở xứ Nghệ, tính cố kết của người Nghệ đã ở mức độ chặt chẽ. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên khó khăn, khai thác tự nhiên đòi hỏi sự cố kết cộng đồng cao độ. Nếu để hiểu sâu vào vấn đề này cần phải quay lại quá trình khai phá và hình thành vùng đất Nghệ Tĩnh. Ở đây, chỉ đặt vấn đề để nhấn mạnh chính quá trình sinh sống và khai phá tự nhiên đã tạo nên một tinh thần cục bộ ở người Nghệ.
Người Nghệ ở Hà Nội (và có thể ở các nơi khác cũng có) luôn tự ý thức về tinh thần cố kết cộng đồng. Tâm lý nguồn với mối liên kết chặt chẽ giữa những người cùng quê gần như trở thành yếu tố cố hữu trong mỗi con người xứ Nghệ. Đến một không gian mới, đầu tiên một người Nghệ là tìm đồng hương ở nhiều cấp độ khác nhau từ xã, huyện, tỉnh (và cả xứ Nghệ).
Kết quả tạo thành một mạng lưới người Nghệ ở Hà Nội. Mạng lưới này có các mối liên kết đa chiều, có tính bền vững cao mà lực liên kết cơ bản là tâm lý nguồn. Thực chất, tâm lý nguồn có thể hiểu là sự tự ý thức mình là người Nghệ. Chỗ nào có người Nghệ thì sẽ có sự liên kết thành các nhóm, từ nhóm địa phương, nhóm ngành nghề, nhóm trường học.
Các hội đồng hương được thành lập và duy trì ở hầu hết những nơi có người Nghệ sinh sống. Không cần giấy tờ, quy định mà chỉ có một mối ràng buộc đơn giản là ý thức về tâm lý nguồn ở mỗi người. Ở mối cấp, tùy theo mức độ quan hệ mà tính liên kết thể hiện độ bền vững khác nhau. Nếu cấp độ lớn (hội đồng hương Nghệ Tĩnh) có tính liên kết không thật cao thì ở các cấp nhỏ hơn, tính liên kết của các thành viên trong hội lại cao và mật độ tiếp xúc, trao đổi dày đặc hơn.
Một trong những mối quan hệ cơ bản của hội là sự giúp đỡ nhau trong công việc giữa các thế hệ, các thành viên. Các doanh nghiệp do người Nghệ quản lý thường ưu tiên tuyển dụng người cùng quê. Trong một chừng mực nào đó, những người cùng quê cùng làm việc với nhau thì thái độ hợp tác, hỗ trợ nhau sẽ lớn hơn và hiệu quả công việc cao hơn. Nhưng nếu không cẩn thận, nó sẽ dễ tạo ra tình trạng phe nhóm vì tính cục bộ và hệ quả sẽ là những xung đột giữa các nhóm, trước hết là xung đột văn hóa và sau đó là xung đột xã hội. Giống như một quy luật liên kết xã hội, khi nội liên kết tăng lên cao thì quan hệ ngoại liên kết sẽ giảm đi. Quan hệ nội bộ nhóm đồng hương cao cũng đồng nghĩa quan hệ với các nhóm khác sẽ giảm.
Một ví dụ là trong thời gian qua, khi một số doanh nghiệp của người Nghệ tuyên bố ưu tiên tuyển dụng các lao động là người đồng hương thì không lâu sau, nhiều doanh nghiệp khác đã đưa ra những chính sách tẩy chay, không chấp nhận lao động người Nghệ. Đó là những thông điệp phản hồi tiêu cực (nagative feedback) đối với tính cục bộ của người Nghệ của các cộng đồng địa phương khác.
Một vấn đề đặt ra là trong thời đại hội nhập, các nền văn hóa đang tích hợp vào nhau, các quốc gia, dân tộc, cộng đồng đang loại bỏ dần những yếu tố cục bộ để tăng độ liên kết ngoài nhằm tìm kiếm nguồn lực phát triển đa phương, đa dạng hơn. Trong bối cảnh đó, người ta sẽ phải nhìn nhận lại về tính cục bộ của người Nghệ.
Có nhiều quan điểm khác nhau: có người cho rằng tính cục bộ hay sự cố kết cộng đồng của người Nghệ là một tiềm lực, một bản sắc văn hóa xứ Nghệ nên cần phải bảo lưu và phát huy trong quá trình phát triển; quan điểm khác cho rằng cần phải loại bỏ, hạn chế tính cục bộ, địa phương chủ nghĩa để hội nhập với thế giới và tránh sự xung đột văn hóa và xung đột xã hội. Sự xung đột, một khi xẩy ra sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sự phát triển chung và cả chính cộng đồng đó.
Để hòa giải sự xung đột, như Maurice Goldelier (2010) lập luận, phải bắt đầu từ ba chìa khóa quan trọng là: cộng đồng, xã hội và văn hóa. Tinh thần cố kết cộng đồng luôn cần có và nó còn có vai trò quan trọng trong cuộc sống của những người Nghệ xa quê, nhưng hơn hết, đó là tinh thần dân tộc. Nếu đem tinh thần cố kết cộng đồng đó ra trên quy mô dân tộc chứ không phải nhóm địa phương, lớn hơn là tinh thần đoàn kết con người thì nó sẽ trở thành một động lực phát triển vô cùng to lớn.
Tiếp biến văn hóa
Tiếp biến văn hóa (Acculturation) là một khái niệm dùng để chỉ sự thay đổi, biến đổi của văn hóa trong quá trình tiếp xúc văn hóa. Tiếp biến văn hóa là một hiện tượng diễn ra thường xuyên của các nền văn hóa trong quá trình tồn tại và tương tác. Theo Samuel Hungtington (2003) thì xã hội hiện đại có nhiều sự tiếp biến văn hóa khác nhau mà ông gọi là “sự va chạm của các nền văn minh” và xung đột văn hóa sẽ trở thành nhân tố quan trọng chi phối nhiều đến mối quan hệ của các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới.
Xem xét đặc trưng văn hóa của người Nghệ ở Hà Nội thực chất là xem xét mối quan hệ văn hóa giữa xứ Nghệ và văn hóa Hà Nội qua chủ thể tiếp nhận là người Nghệ ở Hà Nội. Đây có thể coi là mối quan hệ ngoại vi - trung tâm bởi ở góc độ kinh tế xã hội, Hà Nội là một trung tâm phát triển trong khi xứ Nghệ có trình độ phát triển thấp hơn. Đây là quan điểm của nhà xã hội học người Anh Gordon Marshall với ý chỉ “mô hình không gian nhằm mô tả và giải thích mối liên hệ cấu trúc giữa “vùng trung tâm” tiên tiến, hoặc là các khu vực đô thị phát triển với “vùng ngoại vi” ít tiên tiến, hoặc chậm phát triển hơn”[1].
Tuy nhiên, vấn đề không đơn giản như vậy bởi mối quan hệ giữa hai tiểu vùng văn hóa này khá phức tạp, nó không phải là quan hệ truyền bá, hoặc có quan hệ truyền bá văn hóa nhưng không rõ nét. Trong khi đó, quan hệ tích hợp văn hóa rõ nét hơn. Tích hợp văn hóa được hiểu theo quan điểm của nhà nhân học Kroeber A. L.: “gồm những thay đổi trong một văn hóa diễn ra nhờ một văn hóa khác và làm nảy sinh tính tương đồng ngày càng tăng giữa hai văn hóa”[2]. Trên cơ sở đó, văn hóa của người Nghệ ở Hà Nội được hình thành qua quá trình: bảo lưu các bản sắc văn hóa gốc xứ Nghệ; hội nhập văn hóa với văn hóa Hà Nội và văn hóa các nhóm khác; tích hợp với văn hóa Hà Nội và các nhóm khác hình thành các yếu tố văn hóa mới; tác động qua lại giữa văn hóa của người Nghệ ở Hà Nội và văn hóa gốc của người Nghệ đang sinh sống tại quê nhà.
Xem xét đặc trưng văn hóa của người Nghệ ở Hà Nội thực chất là xem xét mối quan hệ văn hóa giữa xứ Nghệ và văn hóa Hà Nội qua chủ thể tiếp nhận là người Nghệ ở Hà Nội. Đây có thể coi là mối quan hệ ngoại vi - trung tâm bởi ở góc độ kinh tế xã hội, Hà Nội là một trung tâm phát triển trong khi xứ Nghệ có trình độ phát triển thấp hơn. Đây là quan điểm của nhà xã hội học người Anh Gordon Marshall với ý chỉ “mô hình không gian nhằm mô tả và giải thích mối liên hệ cấu trúc giữa “vùng trung tâm” tiên tiến, hoặc là các khu vực đô thị phát triển với “vùng ngoại vi” ít tiên tiến, hoặc chậm phát triển hơn”[1].
Tuy nhiên, vấn đề không đơn giản như vậy bởi mối quan hệ giữa hai tiểu vùng văn hóa này khá phức tạp, nó không phải là quan hệ truyền bá, hoặc có quan hệ truyền bá văn hóa nhưng không rõ nét. Trong khi đó, quan hệ tích hợp văn hóa rõ nét hơn. Tích hợp văn hóa được hiểu theo quan điểm của nhà nhân học Kroeber A. L.: “gồm những thay đổi trong một văn hóa diễn ra nhờ một văn hóa khác và làm nảy sinh tính tương đồng ngày càng tăng giữa hai văn hóa”[2]. Trên cơ sở đó, văn hóa của người Nghệ ở Hà Nội được hình thành qua quá trình: bảo lưu các bản sắc văn hóa gốc xứ Nghệ; hội nhập văn hóa với văn hóa Hà Nội và văn hóa các nhóm khác; tích hợp với văn hóa Hà Nội và các nhóm khác hình thành các yếu tố văn hóa mới; tác động qua lại giữa văn hóa của người Nghệ ở Hà Nội và văn hóa gốc của người Nghệ đang sinh sống tại quê nhà.
Quan điểm bảo lưu các đặc trưng văn hóa xứ Nghệ
Một số người cho rằng đã là người Nghệ thì dù đi đâu làm gì cũng phải giữ được bản sắc văn hóa xứ Nghệ mà gọi dân dã là “chất Nghệ”. Những người nào đi ra mà để mất “chất Nghệ” thì bị coi là “kẻ mất gốc” và bị người khác coi thường hay kỳ thị. Quan điểm này xem văn hóa là cái gì đó bất biến và lấy đó làm dấu hiệu nhận diện con người.
Mặt tích cực của nó là giúp gìn giữ được những yếu tố gốc trong nền văn hóa. Nhưng nó cũng gây ra những sự cực đoan, máy móc trong nhìn nhận sự phát triển, sự thích ứng để vươn lên tiếp cận các nguồn lực từ bên ngoài.
Thực tế, có nhiều người Nghệ ra sinh sống ở Hà Nội nhiều năm nhưng họ vẫn ý thức về bản thân quê gốc của mình và bảo vệ các yếu tố văn hóa một cách cực đoan. Họ giao tiếp bằng tiếng Nghệ và cho rằng nếu người khác muốn trao đổi với mình phải hiểu được những gì mình nói. Họ cũng thực hành đời sống tâm linh theo đúng như ở quê gốc. Dạy con tiếng Nghệ, cách ăn nói, cư xử của người Nghệ. Những người theo quan điểm này thường mang tính cục bộ ao, tinh thần cố kết cộng đồng cao, hăng hái trong việc kết nối người cùng quê, xem giúp đỡ người cùng quê như một bổn phận và góp phần xây dựng quê hương là nghĩa vụ.
Nhưng cũng vì vậy, họ sẽ dễ đi vào con đường địa phương chủ nghĩa, dễ bị kích động cũng như dễ tạo thành các phe nhóm, dễ gây xung đột với các nhóm khác khi xung đột văn hóa. Năm 2013, Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Nghệ An đã tổ chức một buổi tọa đàm bàn tròn về việc sử dụng tiếng Nghệ, nhiều nhà nghiên cứu đã lên tiếng ủng hộ quan điểm “người Nghệ nói tiếng Nghệ”[3]. Điều này chứng tỏ, vẫn còn nhiều người theo quan điểm này mà việc lựa chọn ngôn ngữ chỉ là một ví dụ[4].
Quan điểm hội nhập văn hóa, tiếp nhận các yếu tố văn hóa Hà Nội và các nhóm khác đề phát triển
Ngược lại với những người luôn cố bảo lưu yếu tố văn hóa gốc thì một bộ phận người Nghệ ở Hà Nội lựa chọn cách tiếp nhận các yếu tố văn hóa Hà Nội. Và một bộ phận không nhỏ đã gần như bỏ quên các yếu tố văn hóa Nghệ. Họ nói tiếng Hà Nội (hay tiếng phổ thông) thay cho tiếng Nghệ, lựa chọn cách sống, quan hệ cộng đồng theo các chuẩn mực chung. Họ tự làm cho chính mình không còn “chất Nghệ” trong con người họ và khiến những người đối diện với họ không thể nắm bắt được nguồn gốc, quê quán của họ nếu như không chính họ nói ra. Chưa thể nói sự lựa chọn của nhóm này là “vứt bỏ” văn hóa gốc Nghệ của họ, bởi bề ngoài, qua những thể hiện thì họ gần như đã không còn các các yếu tố văn hóa Nghệ, nhưng trong con người họ thì những yếu tố văn hóa gốc vẫn còn tiềm ẩn, và khi có điều kiện nó sẽ trỗi dậy.
Ví dụ khi họ về qua hay gặp lại bạn bè cũng quê, sau một khoảng thời gian đầu bỡ ngỡ, họ sẽ tìm lại văn hóa gốc trong người và sẽ lại trở thành một người đầy chất Nghệ. Sở dĩ họ lựa chọn tiếp nhận văn hóa Hà Nội trong cuộc sống của họ ở thủ đô là để thuận lợi cho công việc và quan hệ đa phương với nhiều nhóm, nhiều nền văn hóa khác. Đó có thể coi là một “sự hội nhập văn hóa” nhằm mở rộng, đa phương trong giao lưu văn hóa.
Quan điểm tích hợp văn hóa, chấp nhận các yếu tố văn hóa Hà Nội nhưng vẫn lưu giữ các yếu tố văn hóa gốc, tạo ra các nét mới trong đặc trưng văn hóa.
Đây là một quan điểm được khá nhiều người chấp nhận và vận dụng. Thực tế, một bộ phận lớn người Nghệ khi ra Hà Nội đã lựa chọn một sự tích hợp văn hóa, lưỡng hợp hay đa hợp văn hóa trong cuộc sống. Trong công việc, hay trong giao tiếp, trao đổi với đồng nghiệp, đối tác, họ sử dụng ngôn ngữ Hà Nội (hay phổ thông), thực hành các nguyên tắc giao tiếp vốn thịnh hành trong xã hội Hà Nội. Nhưng khi gặp những đồng hương hay về quê, họ sử dụng ngôn ngữ tiếng Nghệ và thực hành các hành vi văn hóa xứ Nghệ. Sự lựa chọn tích hợp này tạo điều kiện cho họ vừa giải quyết được công việc, sinh hoạt hàng ngày với nhiều nhóm xã hội khác nhau, vừa vẫn giữ được yếu tố văn hóa gốc truyền thống. Nhưng cũng chính sự tích hợp, tiếp biến văn hóa như vậy đã tạo nên những nét văn hóa mới trong đời sống của họ. Trong chính gia đình họ cũng sử dụng các chất giọng khác nhau do mỗi cá nhân lựa chọn, cách ăn mặc cũng đa dạng hơn và cả tính cách con người cũng mềm dẻo hơn.
Quan hệ xã hội giữa các nhóm người Nghệ ở Hà Nội cũng như quan hệ với quê hương là mối quan hệ mang tính truyền dẫn xã hội. “Truyền dẫn xã hội” (Social transmission) là khái niệm mà F. Boas (1940) dùng để lý giải sự khác biệt trong tổ chức xã hội và hành vi của các nhóm người khác nhau. Tính chất truyền dẫn xã hội này không mang tính di truyền nhưng lại có sức bền dựa trên một sự nhận thức rõ ràng về sự xuất thân của con người cá nhân.
Hay nói cách khác là nhận thức về nguồn gốc văn hóa-xã hội của chính mình. Ý thức nguồn gốc này được xem là một giá trị để đánh giá con người nên nó trở thành một chất dẫn để các nhóm người Nghệ thiết lập các mối quan hệ với nhau và cũng là một mối ràng buộc để xây dựng và bảo vệ các yếu tố văn hóa Nghệ của các cộng đồng khi sinh sống xa quê hương.
Mặt tích cực của nó là giúp gìn giữ được những yếu tố gốc trong nền văn hóa. Nhưng nó cũng gây ra những sự cực đoan, máy móc trong nhìn nhận sự phát triển, sự thích ứng để vươn lên tiếp cận các nguồn lực từ bên ngoài.
Thực tế, có nhiều người Nghệ ra sinh sống ở Hà Nội nhiều năm nhưng họ vẫn ý thức về bản thân quê gốc của mình và bảo vệ các yếu tố văn hóa một cách cực đoan. Họ giao tiếp bằng tiếng Nghệ và cho rằng nếu người khác muốn trao đổi với mình phải hiểu được những gì mình nói. Họ cũng thực hành đời sống tâm linh theo đúng như ở quê gốc. Dạy con tiếng Nghệ, cách ăn nói, cư xử của người Nghệ. Những người theo quan điểm này thường mang tính cục bộ ao, tinh thần cố kết cộng đồng cao, hăng hái trong việc kết nối người cùng quê, xem giúp đỡ người cùng quê như một bổn phận và góp phần xây dựng quê hương là nghĩa vụ.
Nhưng cũng vì vậy, họ sẽ dễ đi vào con đường địa phương chủ nghĩa, dễ bị kích động cũng như dễ tạo thành các phe nhóm, dễ gây xung đột với các nhóm khác khi xung đột văn hóa. Năm 2013, Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Nghệ An đã tổ chức một buổi tọa đàm bàn tròn về việc sử dụng tiếng Nghệ, nhiều nhà nghiên cứu đã lên tiếng ủng hộ quan điểm “người Nghệ nói tiếng Nghệ”[3]. Điều này chứng tỏ, vẫn còn nhiều người theo quan điểm này mà việc lựa chọn ngôn ngữ chỉ là một ví dụ[4].
Quan điểm hội nhập văn hóa, tiếp nhận các yếu tố văn hóa Hà Nội và các nhóm khác đề phát triển
Ngược lại với những người luôn cố bảo lưu yếu tố văn hóa gốc thì một bộ phận người Nghệ ở Hà Nội lựa chọn cách tiếp nhận các yếu tố văn hóa Hà Nội. Và một bộ phận không nhỏ đã gần như bỏ quên các yếu tố văn hóa Nghệ. Họ nói tiếng Hà Nội (hay tiếng phổ thông) thay cho tiếng Nghệ, lựa chọn cách sống, quan hệ cộng đồng theo các chuẩn mực chung. Họ tự làm cho chính mình không còn “chất Nghệ” trong con người họ và khiến những người đối diện với họ không thể nắm bắt được nguồn gốc, quê quán của họ nếu như không chính họ nói ra. Chưa thể nói sự lựa chọn của nhóm này là “vứt bỏ” văn hóa gốc Nghệ của họ, bởi bề ngoài, qua những thể hiện thì họ gần như đã không còn các các yếu tố văn hóa Nghệ, nhưng trong con người họ thì những yếu tố văn hóa gốc vẫn còn tiềm ẩn, và khi có điều kiện nó sẽ trỗi dậy.
Ví dụ khi họ về qua hay gặp lại bạn bè cũng quê, sau một khoảng thời gian đầu bỡ ngỡ, họ sẽ tìm lại văn hóa gốc trong người và sẽ lại trở thành một người đầy chất Nghệ. Sở dĩ họ lựa chọn tiếp nhận văn hóa Hà Nội trong cuộc sống của họ ở thủ đô là để thuận lợi cho công việc và quan hệ đa phương với nhiều nhóm, nhiều nền văn hóa khác. Đó có thể coi là một “sự hội nhập văn hóa” nhằm mở rộng, đa phương trong giao lưu văn hóa.
Quan điểm tích hợp văn hóa, chấp nhận các yếu tố văn hóa Hà Nội nhưng vẫn lưu giữ các yếu tố văn hóa gốc, tạo ra các nét mới trong đặc trưng văn hóa.
Đây là một quan điểm được khá nhiều người chấp nhận và vận dụng. Thực tế, một bộ phận lớn người Nghệ khi ra Hà Nội đã lựa chọn một sự tích hợp văn hóa, lưỡng hợp hay đa hợp văn hóa trong cuộc sống. Trong công việc, hay trong giao tiếp, trao đổi với đồng nghiệp, đối tác, họ sử dụng ngôn ngữ Hà Nội (hay phổ thông), thực hành các nguyên tắc giao tiếp vốn thịnh hành trong xã hội Hà Nội. Nhưng khi gặp những đồng hương hay về quê, họ sử dụng ngôn ngữ tiếng Nghệ và thực hành các hành vi văn hóa xứ Nghệ. Sự lựa chọn tích hợp này tạo điều kiện cho họ vừa giải quyết được công việc, sinh hoạt hàng ngày với nhiều nhóm xã hội khác nhau, vừa vẫn giữ được yếu tố văn hóa gốc truyền thống. Nhưng cũng chính sự tích hợp, tiếp biến văn hóa như vậy đã tạo nên những nét văn hóa mới trong đời sống của họ. Trong chính gia đình họ cũng sử dụng các chất giọng khác nhau do mỗi cá nhân lựa chọn, cách ăn mặc cũng đa dạng hơn và cả tính cách con người cũng mềm dẻo hơn.
Quan hệ xã hội giữa các nhóm người Nghệ ở Hà Nội cũng như quan hệ với quê hương là mối quan hệ mang tính truyền dẫn xã hội. “Truyền dẫn xã hội” (Social transmission) là khái niệm mà F. Boas (1940) dùng để lý giải sự khác biệt trong tổ chức xã hội và hành vi của các nhóm người khác nhau. Tính chất truyền dẫn xã hội này không mang tính di truyền nhưng lại có sức bền dựa trên một sự nhận thức rõ ràng về sự xuất thân của con người cá nhân.
Hay nói cách khác là nhận thức về nguồn gốc văn hóa-xã hội của chính mình. Ý thức nguồn gốc này được xem là một giá trị để đánh giá con người nên nó trở thành một chất dẫn để các nhóm người Nghệ thiết lập các mối quan hệ với nhau và cũng là một mối ràng buộc để xây dựng và bảo vệ các yếu tố văn hóa Nghệ của các cộng đồng khi sinh sống xa quê hương.
Sự luân chuyển tài chính và công cuộc tái thiết quê hương
Nói đến luân chuyển tài chính là nói đến vấn đề đầu tư. Như Michael E. Porter (2009) đã lập luận, các chủ đầu tư luôn khôn khéo lựa chọn thế mạnh của mình để đầu tư, và đầu tư vào thế mạnh của mình để cạnh tranh. Vậy, người Nghệ có gì là tiềm năng, là lợ thế để đầu tư, để cạnh tranh? Và căn bản nữa, sự đầu tư đó không thể quá mạo hiểm khi điều kiện của người Nghệ không thật sự đầy đủ và an toàn cho những sự thử nghiệm nếu thất bại. Chỉ có thể là đầu tư về mặt con người. Con người xứ Nghệ vốn được biết đến là chăm chỉ, chịu khó, hiếu học và luôn có khát vọng vươn lên trong điều kiện khó khăn nhất. Đầu tư về con người, xem ra là một đầu tư an toàn nhất đối với xứ Nghệ.
Vì vậy mà khi phân tích về tính cách của con người xứ Nghệ qua phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, nhà nghiên cứu người Mỹ James C. Scott (1976) đã gọi đây là nền “kinh tế đạo đức” (Moral economy), đặt sự an toàn lên đầu tiên trong những tính toán về kinh tế. Tuy nhiên, học giả người Mỹ cũng không hiểu hết hay đã quy hết vấn đề này về kinh tế học, trong khi thực tế thì không đơn giản như vậy. Người Nghệ đầu tư cho con ăn học không chỉ là kinh tế, mà đó còn là đạo đức, là danh dự, là trách nhiệm và cũng là quyền lợi. Có thể chấp nhận đói, nghèo, thậm chí nhịn ăn nhịn mặc để cho con đi ăn học. Nếu không thể cho con đi ăn học cho bằng bạn bằng bè thì đó là một cái lỗi mà cả đời người làm cha, làm mẹ sẽ áy náy, đau khổ vô cùng. Sự đầu tư cho con cái ăn học của người Nghệ đã tạo ra một cuộc luân chuyển tài chính song phương xứ Nghệ - Hà Nội và kết quả của nó đã phần nào được kiểm chứng.
Với một số lượng sinh viên, học sinh đông đảo đang học tập tại Hà Nội, hàng tháng, các gia đình ở xứ Nghệ đã chuyển một lượng tiền ra thủ đô để cung cấp cho con cái ăn học. Về góc độ kinh tế học, đây là những dự án đầu tư có thể coi là thông minh: đầu tư về mặt phát triển con người. Xét ở góc độ vi mô, mỗi gia đình đầu tư cho con ăn học vài ba triệu một tháng là một khoản đầu tư không nhỏ trong điều kiện kinh tế khó khăn của vùng quê nghèo. Có thể nói họ đã bán đi những gì đáng giá nhất trong nhà để thực hiện các dự án đầu tư này.
Trên góc độ tổng thể, hàng tháng người Nghệ chuyển một khoản tiền từ quê hương ra Hà Nội, con số này lên đến hàng tỷ đồng và đó không phải là một con số nhỏ. Tuy nhiên, không phải chỉ có tiền đầu tư từ quê ra Hà Nội, mà ngược lại, người dân xứ Nghệ hàng tháng cũng nhận một khoản tiền không nhỏ từ Hà Nội gửi về.
Điều này là kết quả của việc đầu tư nhân lực: sau khi những người con học hành thành đạt, ra trường và có việc làm thì họ quay lại gửi tiền về cho gia đình nhằm xây dựng lại nhà cửa hay đầu tư làm ăn kinh tế. Đây chính là công cuộc tái thiết lại quê hương. Mối quan hệ này khá quan trọng với những người Nghệ, dù ở cấp độ nào, sống bao lâu ở Hà Nội thì họ vẫn lưu giữ mối quan hệ với quê nhà và luôn tìm mọi cách để đầu tư, tái thiết quê hương. Cuộc tái thiết ở nhiều góc độ khác nhau: Có những người thành đạt, có nguồn vốn lớn thì quay về mở doanh nghiệp để khai thác các điều kiện tự nhiên vốn có và tạo công ăn việc làm cho nhiều người để thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở quê.
Nhưng bên cạnh đó, một xu hướng quan trọng khác là tái thiết và đầu tư ở cấp độ gia đình. Hoạt động này không có những nguồn vốn lớn nhưng lại rất phổ biến. Những người làm ở Hà Nội dù không giàu có vẫn sẵn sàng tiết kiệm và hàng tháng gửi về gia đình để đầu tư kinh tế như chăn nuôi, trồng trọt hay phát triển một dịch vụ nào đó theo số tiền có thể, xây dựng lại nhà cửa, đường sá, đền miếu ... Nói chung, nguồn tài chính từ người Nghệ ở Hà Nội gửi về đã góp một phần không nhỏ trong việc làm thay đổi diện mạo của quê hương.
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa những người di cư vào đô thị và gia đình của họ ở nông thôn, đặc biệt là quan hệ về tài chính, Nancy Luke (2010) đã đưa ra nhận định: “Ở các quốc gia đang phát triển, di cư thường được diễn ra như là một chiến lược của gia đình nhằm tạo ra những dòng tiền trợ cấp và chi phí cho cả những người di cư và gia đình họ ở quê hương. Nghiên cứu trên khắp toàn cầu đã chứng minh những người di cư đã nhận được các loại hình trợ giúp về mặt xã hội và kinh tế từ những mối quan hệ ở quê nhà, như thông tin việc làm, động viên tinh thần, và lời hứa thừa kế của gia đình. Trong ngữ cảnh trao đổi này, các khoản tiền gửi về là nghĩa vụ đáp lại chính của người di cư. Thực sự, phần lớn thu nhập của những người di cư là để gửi về cho gia đình, và những nguồn này thường rất quan trọng giúp giảm bớt khó khăn kinh tế cho gia đình ở quê nhà” (trang 1-2, bản dịch tiếng Việt).
Sự đầu tư tài chính hai chiều này, như cách Jenny Onyx và Rosymary Leonard (2010) gọi là đầu tư tư bản xã hội co cụm với đặc điểm “dựa trên các mối quan hệ dày đặc, đa chức năng và niềm tin lớn có tính chất địa phương hóa”[5]. Nhân tố chính tạo nên sự đầu tư này là mật độ liên kết rất cao với cộng đồng, sự tham gia vào đời sống cộng đồng qua các hệ thống giá trị chung cộng với sự tín nhiệm. Chính nguồn vốn đầu tư từ ngoài Hà Nội về quê đã góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo điều kiện để đa dạng hóa sinh kế-một vấn đề mang tính then chốt trong phát triển nông thôn Việt Nam như Jonathan Rigg (2005) đã phân tích: Khi đất đai và nền nông nghiệp nhỏ lẻ không thể làm cho con người ta tự thay đổi cuộc sống thì sự đa dạng hóa sinh kế, chuyển đổi sang các ngành nghề phi nông nghiệp là một bước chuyển quan trọng. Để có thể tạo ra bước chuyển đó, cần có một nguồn vốn để thực hiện và tốt nhất đó là nguồn vốn (và các nguồn lực khác) trong các hộ gia đình.
Vì vậy mà khi phân tích về tính cách của con người xứ Nghệ qua phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, nhà nghiên cứu người Mỹ James C. Scott (1976) đã gọi đây là nền “kinh tế đạo đức” (Moral economy), đặt sự an toàn lên đầu tiên trong những tính toán về kinh tế. Tuy nhiên, học giả người Mỹ cũng không hiểu hết hay đã quy hết vấn đề này về kinh tế học, trong khi thực tế thì không đơn giản như vậy. Người Nghệ đầu tư cho con ăn học không chỉ là kinh tế, mà đó còn là đạo đức, là danh dự, là trách nhiệm và cũng là quyền lợi. Có thể chấp nhận đói, nghèo, thậm chí nhịn ăn nhịn mặc để cho con đi ăn học. Nếu không thể cho con đi ăn học cho bằng bạn bằng bè thì đó là một cái lỗi mà cả đời người làm cha, làm mẹ sẽ áy náy, đau khổ vô cùng. Sự đầu tư cho con cái ăn học của người Nghệ đã tạo ra một cuộc luân chuyển tài chính song phương xứ Nghệ - Hà Nội và kết quả của nó đã phần nào được kiểm chứng.
Với một số lượng sinh viên, học sinh đông đảo đang học tập tại Hà Nội, hàng tháng, các gia đình ở xứ Nghệ đã chuyển một lượng tiền ra thủ đô để cung cấp cho con cái ăn học. Về góc độ kinh tế học, đây là những dự án đầu tư có thể coi là thông minh: đầu tư về mặt phát triển con người. Xét ở góc độ vi mô, mỗi gia đình đầu tư cho con ăn học vài ba triệu một tháng là một khoản đầu tư không nhỏ trong điều kiện kinh tế khó khăn của vùng quê nghèo. Có thể nói họ đã bán đi những gì đáng giá nhất trong nhà để thực hiện các dự án đầu tư này.
Trên góc độ tổng thể, hàng tháng người Nghệ chuyển một khoản tiền từ quê hương ra Hà Nội, con số này lên đến hàng tỷ đồng và đó không phải là một con số nhỏ. Tuy nhiên, không phải chỉ có tiền đầu tư từ quê ra Hà Nội, mà ngược lại, người dân xứ Nghệ hàng tháng cũng nhận một khoản tiền không nhỏ từ Hà Nội gửi về.
Điều này là kết quả của việc đầu tư nhân lực: sau khi những người con học hành thành đạt, ra trường và có việc làm thì họ quay lại gửi tiền về cho gia đình nhằm xây dựng lại nhà cửa hay đầu tư làm ăn kinh tế. Đây chính là công cuộc tái thiết lại quê hương. Mối quan hệ này khá quan trọng với những người Nghệ, dù ở cấp độ nào, sống bao lâu ở Hà Nội thì họ vẫn lưu giữ mối quan hệ với quê nhà và luôn tìm mọi cách để đầu tư, tái thiết quê hương. Cuộc tái thiết ở nhiều góc độ khác nhau: Có những người thành đạt, có nguồn vốn lớn thì quay về mở doanh nghiệp để khai thác các điều kiện tự nhiên vốn có và tạo công ăn việc làm cho nhiều người để thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở quê.
Nhưng bên cạnh đó, một xu hướng quan trọng khác là tái thiết và đầu tư ở cấp độ gia đình. Hoạt động này không có những nguồn vốn lớn nhưng lại rất phổ biến. Những người làm ở Hà Nội dù không giàu có vẫn sẵn sàng tiết kiệm và hàng tháng gửi về gia đình để đầu tư kinh tế như chăn nuôi, trồng trọt hay phát triển một dịch vụ nào đó theo số tiền có thể, xây dựng lại nhà cửa, đường sá, đền miếu ... Nói chung, nguồn tài chính từ người Nghệ ở Hà Nội gửi về đã góp một phần không nhỏ trong việc làm thay đổi diện mạo của quê hương.
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa những người di cư vào đô thị và gia đình của họ ở nông thôn, đặc biệt là quan hệ về tài chính, Nancy Luke (2010) đã đưa ra nhận định: “Ở các quốc gia đang phát triển, di cư thường được diễn ra như là một chiến lược của gia đình nhằm tạo ra những dòng tiền trợ cấp và chi phí cho cả những người di cư và gia đình họ ở quê hương. Nghiên cứu trên khắp toàn cầu đã chứng minh những người di cư đã nhận được các loại hình trợ giúp về mặt xã hội và kinh tế từ những mối quan hệ ở quê nhà, như thông tin việc làm, động viên tinh thần, và lời hứa thừa kế của gia đình. Trong ngữ cảnh trao đổi này, các khoản tiền gửi về là nghĩa vụ đáp lại chính của người di cư. Thực sự, phần lớn thu nhập của những người di cư là để gửi về cho gia đình, và những nguồn này thường rất quan trọng giúp giảm bớt khó khăn kinh tế cho gia đình ở quê nhà” (trang 1-2, bản dịch tiếng Việt).
Sự đầu tư tài chính hai chiều này, như cách Jenny Onyx và Rosymary Leonard (2010) gọi là đầu tư tư bản xã hội co cụm với đặc điểm “dựa trên các mối quan hệ dày đặc, đa chức năng và niềm tin lớn có tính chất địa phương hóa”[5]. Nhân tố chính tạo nên sự đầu tư này là mật độ liên kết rất cao với cộng đồng, sự tham gia vào đời sống cộng đồng qua các hệ thống giá trị chung cộng với sự tín nhiệm. Chính nguồn vốn đầu tư từ ngoài Hà Nội về quê đã góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo điều kiện để đa dạng hóa sinh kế-một vấn đề mang tính then chốt trong phát triển nông thôn Việt Nam như Jonathan Rigg (2005) đã phân tích: Khi đất đai và nền nông nghiệp nhỏ lẻ không thể làm cho con người ta tự thay đổi cuộc sống thì sự đa dạng hóa sinh kế, chuyển đổi sang các ngành nghề phi nông nghiệp là một bước chuyển quan trọng. Để có thể tạo ra bước chuyển đó, cần có một nguồn vốn để thực hiện và tốt nhất đó là nguồn vốn (và các nguồn lực khác) trong các hộ gia đình.
Đặt vấn đề
Như đã nói, đây chỉ là một bài viết mang tính gợi mở nên tôi xin được kết thúc bằng việc đặt ra một số vấn đề. Thiết nghĩ tìm hiểu về sự biến đổi văn hóa của người Nghệ sống xa quê hương như ở Hà Nội là một vấn đề quan trọng không chỉ đối với người Nghệ mà đối với cộng đồng sống bên cạnh họ cũng như vấn đề tâm lý nhóm địa phương trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước.
Vậy nên, cần có những nghiên cứu xã hội học nghiêm túc, có thể tập trung vào một số điểm nhấn như quá trình di cư của người Nghệ, biến đổi văn hóa các cộng đồng người Nghệ di cư. Quan hệ văn hóa, kinh tế của người Nghệ với quê hương, với các cộng đồng bên cạnh. Làm rõ thêm về xu hướng đầu tư tài chính, xu hướng hôn nhân… Bên cạnh đó, việc tìm hiểu thêm về tâm lý nguồn hay sự tự ý thức về nguồn gốc của người Nghệ, bởi đây là một sợi dây liên kết, sức mạnh chính của tính cục bộ của người Nghệ. Nghiên cứu về người Nghệ ở ngoài xứ Nghệ cũng quan trọng như tìm hiểu về người Việt Nam ở nước ngoài, chỉ khác nhau về quy mô.
Một thực tế đang diễn ra rằng dù xứ Nghệ là một vùng lãnh thổ quan trọng, có nhiều người tài, con người ham học hỏi, nhưng vẫn là một trong những vùng nghèo nhất nước. Chúng ta có nhiều lý do để tự hào về mình là người Nghệ. Nhưng cũng phải thấy xấu hổ vì quê mình tại sao vẫn còn nghèo. Sẽ có nhiều lý giải, nhưng thiết nghĩ, cần có cái nhìn khách quan, thực tế để đưa quê hương phát triển.
Đó mới là tình yêu quê hương chân chính.
Vậy nên, cần có những nghiên cứu xã hội học nghiêm túc, có thể tập trung vào một số điểm nhấn như quá trình di cư của người Nghệ, biến đổi văn hóa các cộng đồng người Nghệ di cư. Quan hệ văn hóa, kinh tế của người Nghệ với quê hương, với các cộng đồng bên cạnh. Làm rõ thêm về xu hướng đầu tư tài chính, xu hướng hôn nhân… Bên cạnh đó, việc tìm hiểu thêm về tâm lý nguồn hay sự tự ý thức về nguồn gốc của người Nghệ, bởi đây là một sợi dây liên kết, sức mạnh chính của tính cục bộ của người Nghệ. Nghiên cứu về người Nghệ ở ngoài xứ Nghệ cũng quan trọng như tìm hiểu về người Việt Nam ở nước ngoài, chỉ khác nhau về quy mô.
Một thực tế đang diễn ra rằng dù xứ Nghệ là một vùng lãnh thổ quan trọng, có nhiều người tài, con người ham học hỏi, nhưng vẫn là một trong những vùng nghèo nhất nước. Chúng ta có nhiều lý do để tự hào về mình là người Nghệ. Nhưng cũng phải thấy xấu hổ vì quê mình tại sao vẫn còn nghèo. Sẽ có nhiều lý giải, nhưng thiết nghĩ, cần có cái nhìn khách quan, thực tế để đưa quê hương phát triển.
Đó mới là tình yêu quê hương chân chính.
Tác giả: BÙI MINH HÀO
Nguồn tin: Văn hóa Nghệ An
Tags: tâm tình người nghệ
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Sức thuốc hay xức thuốc đúng? Phân biệt sức hay xức
-
Giòn giã hay ròn rã hay dòn dã viết đúng chính tả tiếng Việt?
-
Gáng hay ráng? Gáng lên hay ráng lên? Ráng sức hay gáng sức?
-
Viết tỷ hay tỉ đồng đúng? Khi nào viết tỉ hay tỷ?
-
Tỉ mỉ hay tỷ mỷ đúng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Chịu nổi hay chịu nỗi? Chịu không nổi hay chịu không nỗi?
-
Chọn vẹn hay trọn vẹn đúng chính tả? Phân biệt trọn & chọn
-
Phân biệt dồ hay rồ, bị dồ hay bị rồ, phát rồ hay phát dồ?
-
Rứa thâu là gì trong tiếng Nghệ? Ví dụ về từ rứa thâu
-
Top 5+ địa chỉ thuê xe máy ở Hà Tĩnh tốt và có giá rẻ nhất
-
Lý thuyết hay lí thuyết? Lý luận hay lí luận viết đúng?