Tiếng Nghi Lộc quê choa
1. Tới Z
Ông già Nghi Lộc vô Nam thăm con. Khi tàu đến Bình Định, ông vỗ vai anh nhân viên trên tàu hỏi:
- Ga ni ga mô ri hê?
Anh nhân viên cúi đầu lễ phép:
- Dạ thưa cụ ,con không biết tiếng Pháp ạ!
Xuống ga, ông vồn vã hỏi mấy cô gái đi cùng:
- O mô đi vô, o mô đi ra?
Mấy cô lễ phép:
- Thưa cụ, chúng con không biết tiếng Nhật ạ!
Đến nơi, bạn của con đưa vợ đến chào ông chỉ từng cô vui vẻ hỏi:
- O ni du ai?
Các cô lễ phép:
- Thưa cụ, con không biết tiếng Anh ạ!
Buổi tối, con nhờ bạn đưa cụ đi chơi Sài Gòn. Mấy cậu bạn thưa :
- Hôm nay chúng con sẽ lo cho cụ từ A đến Z .
Cụ hỏi:
- Như rứa là răng ?
Sau khi nghe giải thích, cụ góp ý :
- Các anh còn trẻ, chớ tôi tra rồi, không theo dài như rứa được mô. Bố trí cho tui Z xong rồi đưa tui về!
>>>Đọc thêm: Rứa thâu là gì trong tiếng Nghệ? Ví dụ về từ rứa thâu
2. Có lông
Có anh quê Nghi Lộc lấy vợ người Hà Nội, năm mới đưa về quê ăn Tết. Trước lúc về, cũng dạy vợ tiếng Nghi Lộc.
Tối ba mươi khoảng tám giờ nghe loa phát thanh của xã:
- Ớ lố ,ớ lố ,ớ lố!
Cô vợ kéo chồng vô buồng bảo:
- Anh cởi quần ra đi, xã bảo rồi.
Anh chồng cười bảo:
- Em ơi, đó là họ thử loa alo -alo -alo đấy.
Sáng mồng Hai, loa xã thông báo :
- Tết lông cơn năm ni xạ quy định mội người phải lông năm cơn. Ai có lông phái báo, những người đã có lông nhưng không báo, thì xạ cụng coi như không có lông !
Tết xong, trước lúc về lại Thủ đô cô vợ nhắc :
- Anh và em lên chào và báo với xã đi kẻo họ lại tưởng vợ chồng mình không có lông!
3. Vần u
Có cô Nghi Lộc ra Hà Nội học yêu anh bạn trai Thủ đô. Tốt nghiệp đại học trước lúc đưa người yêu về ra mắt họ hàng, cô nói:
- Tiếng quê em cũng có quy luật như tiêng Nga, các từ có vần âu đều chuyển thành vần u ví dụ con trâu thì nói con tru ,ăn trầu - ăn trù, sông sâu - sông su, áo nâu - áo nu...
Về gặp họ hàng, ông bác hỏi:
- Hai cháu học hành ra răng rồi?
Chàng trai Hà Nội nhanh nhẩu nói :
- Dạ, chúng cháu học tốt ạ. Hai đứa đụ rồi mới về ạ!
Cô gái hoảng quá kêu lên:
- Anh ơi, đậu thì chuyển thành đỗ chứ - đỗ đạt ấy. Thưa bác, chúng con thi đỗ rồi mới về ạ!
4. Con nít
Hai mẹ con nghèo ở với nhau. Cô con gái học Trường cấp 3 Nghi Lộc thường ngày nào cũng học tổ với nhau. Một lần đi làm về, mẹ nghe tiếng rì rầm trong phòng học. Bà tò mò ghé sát tai vào vách và nghe cậu con trai to nhỏ với con gái mình.
Nghe rõ câu nói lần nữa, bà đạp cửa nét mặt hừng hực xông vào túm lấy cổ con gái cho 3 bạt tai và quát :
- Ngày xưa tao cũng đã nghe dại thằng cha mi dỗ dành nói, cặc con nít không can chi, cho nên đến ni mới khổ ra ri con ạ.
Hai đứa ngỡ ngàng. Cậu con trai quỳ xuống trước mặt bà:
- Xin thưa, cháu không nói rứa mô. Cháu nhắc bạn: “cacbonitcanxi" một loại muối các bon đó thôi ạ!
5. Sao cô biết?
Khoảng năm 1960 thế kỉ trước, ở Cửa Lò có trại an dưỡng cho thương bệnh binh. Một hôm, có anh thương binh đạp xe lên Vinh chơi.
Trên đường, có cô gái rất xinh vẫy nón và kêu:
- Anh ơi đeo (đèo, chở) em cái.
Anh thương binh dừng xe nhỏ nhẹ:
- Cô ơi, tôi bị thương không đéo được !
Nghe xong cô gái kêu to:
- A a a ! anh ni mất dái (dạy).
Anh thương binh hoảng quá vội xuống xe và hỏi nhỏ:
- Sao cô biết tôi bị thương ở chỗ ấy?
Xem thêm: Tiếng Nghi Lộc... nặng hơn tiếng Nghệ
Tác giả: SƯU TẦM
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Sức thuốc hay xức thuốc đúng? Phân biệt sức hay xức
-
Giòn giã hay ròn rã hay dòn dã viết đúng chính tả tiếng Việt?
-
Viết tỷ hay tỉ đồng đúng? Khi nào viết tỉ hay tỷ?
-
Chọn vẹn hay trọn vẹn đúng chính tả? Phân biệt trọn & chọn
-
Chịu nổi hay chịu nỗi? Chịu không nổi hay chịu không nỗi?
-
Phân biệt dồ hay rồ, bị dồ hay bị rồ, phát rồ hay phát dồ?
-
Rứa thâu là gì trong tiếng Nghệ? Ví dụ về từ rứa thâu
-
Làm lốt hay nốt, xin lốt hay nốt đúng chính tả?
-
Viết cái hủ hay cái hũ đúng? Phân biệt hủ hay hũ chi tiết
-
Không nỗi hay không nổi viết đúng? Mẹo phân biệt nỗi hay nổi
-
Méc hay mét khác nhau thế nào? Méc mẹ hay mét mẹ?