Chỉnh chu hay chỉn chu đúng? Quần áo chỉn chu hay chỉnh chu?
Chỉnh chu hay chỉn chu đúng? Đáp án là chỉn chu đúng, còn chỉnh chu viết sai chính tả. Cùng Nghệ ngữ phân biệt chỉn chu hay chỉnh chu nhé!
1. Chỉnh chu hay chỉn chu đúng?
Rất nhiều bạn đọc nhầm lẫn chỉnh chu hay chỉn chu. Và đáp án của Nghệ ngữ là: Chỉn chu đúng, chỉnh chu sai. Điều đáng nói là trường hợp này thuộc nhóm các từ tiếng Việt sai chính tả nhiều nhất hiện nay.
Cụ thể, trong cuốn Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên ghi nhận chỉ có từ chỉn chu với nghĩa là "chu đáo, cẩn thận, không chê vào đâu được".
Dưới đây là giải thích chi tiết để bạn đọc hiểu hơn về từ chỉn chu.
-
Trên thực tế, "chỉn" là từ cũ có nghĩa là "chỉ". Ví dụ trong Truyện kiều của Nguyễn Du có câu "Chỉn e quê khách một mình" với sắc thái chần chừ, đắn đo. Và nhiều chuyên gia cho rằng, khả năng khả năng rất cao “chỉn” ở đây cũng là “chỉn” trong “chỉn chu”.
-
Riêng từ chu có nghĩa là "đầy đủ và đạt mức yêu cầu, có thể làm cho yên tâm, hài lòng". Ví dụ, chúng ta nói "được thế này là chu lắm" như vậy chu có nghĩa như chu đáo, chu toàn. Xét về nghĩa thì chữ “chu” này rất phù hợp với “chỉn chu”.
Như vậy, chỉn chu có thể hiểu với nghĩa đầu tiên là để chỉ người hay đắn đo, e ngại khắp các việc xung quanh, về sau phát triển thành nghĩa tỉ mỉ, chu đáo, cẩn thận. Chỉn chu là biểu hiện của nét riêng ngoại hình lẫn tính cách. Người chỉn chu vừa cẩn thận trong cách sống, vừa thể hiện ra nét đẹp bề ngoài.
>>>Xem thêm: Giơ tay hay dơ tay phát biểu?
2. Vì sao nhiều người nhầm lẫn chỉn chu hay chỉnh chu?
Theo chuyên mục Hỏi đáp tiếng Nghệ, sở dĩ có nhiều người nhầm lẫn chỉnh chu hay chỉn chu là do 2 nguyên nhân sau:
-
Do phát âm lẫn lộn phụ âm cuối là "nh" và "n". Đặc biệt ở miền Nam người dân hay đọc kiểu "kín đáo" thành "kính đáo"...
-
Do nhiều người thấy từ "chỉnh" có ý là "chỉnh sửa", về khía cạnh nào đó khi ghép thành "chỉnh chu" thì nghe có vẻ xuôi tai hơn. Ví dụ nhiều rất nhiều người thắc mắc "quần áo chỉnh chu hay chỉn chu" thì vẫn khẳng định "quần áo chỉnh chu" - mặc dù nói vậy là sai chính tả. Phải nói "quần áo chỉn chu" mới đúng!
3. Một số lỗi sai thường gặp khi dùng từ chỉnh chu
Ở trên chúng ta đã biết chỉnh chu hay chỉn chu thì chỉn chu mới đúng. Còn chỉnh chu là viết sai chính tả. Dưới đây là một số lỗi sai trong cách viết, cách nói của nhiều người Việt.
Lỗi sai |
Phải sửa thành |
Người chỉnh chu |
Người chỉn chu |
Làm việc chỉnh chu |
Làm việc chỉn chu |
Tác phong chỉnh chu |
Tác phong chỉn chu |
Trang phục chỉnh chu |
Trang phục chỉn chu |
Quần áo chỉnh chu |
Quần áo chỉn chu |
4. Chỉn chu đồng nghĩa với từ nào trong tiếng Nghệ?
Chỉn chu là tiếng Việt, dùng ở cả 3 miền Bắc Trung Nam và không phải phương ngữ xứ Nghệ. Trong tiếng Nghệ, "chỉn" còn có nghĩa là "sợi chỉ" (may quần áo).
Từ chỉn chu có thể đồng nghĩa với từ sọi trong tiếng Nghệ. Cụ thể, người Nghệ khen ai đó chu đáo, cẩn thận thì thường hay nói "sọi".
Như vậy, với thắc mắc chỉnh chu hay chỉn chu thì bạn đọc nhớ rằng chỉn chu là đúng nhé. Kể cả khi nói trang phục, quần áo thì cũng cần nói chỉn chu, không nói chỉnh chu như thói quen phát âm ở trên nha.
Tổng hợp bởi Nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Làm lốt hay nốt, xin lốt hay nốt đúng chính tả?
-
Méc hay mét khác nhau thế nào? Méc mẹ hay mét mẹ?
-
Viết kỹ càng hay kĩ càng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Tí hay tý? Tí nữa hay tý nữa? Tí xíu hay tý xíu viết đúng?
-
Xì xụp hay sì sụp đúng? Khi nào dùng sì sụp hoặc xì xụp?
-
Lãng tử là gì? Người lãng tử là người như thế nào?
-
Sà xuống hay xà xuống? Sà vào lòng hay xà vào lòng?
-
Tai vách mạch dừng hay tai vách mạch rừng mới đúng?
-
Không nói lên lời hay nên lời? Thốt lên lời hay thốt nên lời?
-
Già dơ hay già rơ mới là từ đúng chính tả?
-
Ráng lên hay rán lên? Ráng chịu hay rán chịu đúng?