Lẹ là gì? Có lẹ nghĩa là gì trong tiếng Nghệ Tĩnh?
Lẹ là gì? Lanh lẹ, dọt lẹ, đi lẹ là gì? Cò lẹ nghĩa là sao? Đâu là từ thuộc phương ngữ xứ Nghệ. Mời bạn cùng Nghệ Ngữ tìm hiểu chi tiết nhé!
1. Lẹ là gì trong từ điển tiếng Việt?
Lẹ là gì trong từ điển tiếng Việt? Thưa với bạn đọc, lẹ có nghĩa là nhanh. Cụ thể, lẹ ở đây là phương ngữ miền Nam. Các ví dụ dùng từ lẹ như sau:
-
Đấy xe đi cho lẹ
-
Hắn di chuyển đến lẹ
-
Nói lẹ lẹ lên!
Hoặc trên báo chí, chúng ta cũng thấy nhiều bài viết dùng từ "lẹ" với nghĩa "nhanh" như sau:
-
Há hốc mồm trước màn 'chuyển giới' lẹ như gió của mỹ nhân cosplay
-
Rước dâu lẹ rồi còn phá cỗ nữa em ơi!
-
Mua thì chốt lẹ đi, hàng chất này vừa về là hết
2. Có lẹ là gì?
Nếu như ở trên ta đã biết nghĩa từ lẹ là gì theo phương ngữ miền Nam, thì "có lẹ" lại mang nghĩa khác theo phương ngữ xứ Nghệ.
Cụ thể, "có lẹ" trong tiếng Nghệ có nghĩa là "có lẽ" hoặc "có nhẽ" nhằm "biểu thị ý phỏng đoán hoặc khẳng định một cách dè dặt về điều nghĩ rằng có thể là như thế".
Ví dụ sau để bạn đọc hiểu rõ về từ có lẹ nhé.
-
A: Con Trâm Anh có người yêu chưa nhỉ?
-
B: Có lẹ có rồi! (có lẽ có rồi)
Tuy nhiên, từ "có lẹ" tùy theo ngữ cảnh mà còn được dùng như một câu cảm thán. Ví dụ, giới trẻ ngày nay hay nói "có lẹ chưa chộ" để bày tỏ cảm xúc bất ngờ.
Hoặc đôi khi, người Nghệ nói "có lẹ" (cò lẹ) với nghĩa "chả nhẽ". Ví dụ như sau:
-
A: Mi tán được em Trâm Anh rồi à?
-
B: Có lẹ! (chả nhẽ - một kiểu nói "làm gì có chuyện đó)
>>>Xem thêm: Hãm là gì trong tình yêu?
3. Một số từ lẹ thường gặp
Để bạn đọc hiểu rõ hơn về nghĩa từ lẹ là gì, Nghệ ngữ đã tổng hợp bảng sau để bạn tham khảo.
Thắc mắc thường gặp |
Nghĩa chi tiết |
Lanh lẹ là gì |
Mau lẹ, ví dụ "phản ứng lanh lẹ" |
Dọt lẹ là gì |
Chạy nhanh lên kẻo nguy hiểm |
Đi lẹ là gì |
Đi nhanh |
Lẹ làng là gì |
Nhanh nhẹn và nhẹ nhàng, ví dụ "di chuyển lẹ làng" |
Nhặm lẹ là gì |
Mau lẹ, ví dụ "đi đứng nhặm lẹ" |
Hy vọng qua bài viết này bạn đọc đã biết nghĩa từ lẹ là gì chi tiết. Nên nhớ "có lẹ" trong tiếng Nghệ sẽ có nghĩa khác với các từ lẹ kể trên nhé!
Tổng hợp bởi Nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Lười nhác hay lười nhát viết đúng? Phân biệt nhát và nhác
-
Mặc khác hay mặt khác từ nào đúng chính tả tiếng Việt?
-
Sổng chuồng hay xổng chuồng? Viết sổng hay xổng là đúng chính tả?
-
Gởi hay gửi? Kính gửi hay kính gởi? Cách phân biệt gởi và gửi
-
Viết kỹ thuật hay kĩ thuật? Cách phân biệt kĩ hay kỹ
-
Xêm xêm là gì? Viết xêm xêm hay sêm sêm mới đúng chính tả?
-
7 bài thơ ngắn hay về triết lý cuộc sống của tác giả Thái Bá Tân
-
Giòn hay dòn? Rán giòn hay dòn, giòn tan hay dòn tan?
-
Giành chiến thắng hay dành chiến thắng? Giành giải hay dành giải?
-
Cập nhật giá thuê xe 4 chỗ tại Vinh (Nghệ An) mới nhất
-
Top 7 địa chỉ cho thuê xe máy ở TP Vinh (Nghệ An) tốt nhất