Học cách xưng hô của người Nghệ An Hà Tĩnh: Ung, mềnh, gấy...

Thứ tư - 28/02/2024 22:57

Cách xưng hô của người Nghệ An Hà Tĩnh rất đặc biệt. Bài viết sau Nghệ ngữ sẽ hướng dẫn bạn đọc các từ ung, mềnh, gấy, o, cụ... chi tiết nhé!

cach xung ho cua nguoi nghe an
Người Nghệ có cách xưng hô rất phong phú.

 

1. Cách xưng hô của người Nghệ An Hà Tĩnh qua ung, mềnh


Một bạn đọc nhắn tin hỏi: Ung tiếng Hà Tĩnh là gì? Vì sao người ở đây hay nói "ung, mềnh"? Thưa với bạn đọc, ung và mềnh là cách xưng hô của người Nghệ An, Hà Tĩnh. Nghĩa chi tiết như sau:
 

  • Ung: Cậu

  • Mềnh: Tớ


Khi người Nghệ xưng "ung với mềnh" thì hiểu là "cậu với tớ nhé! Đây là cách xưng hô gần gũi, nhẹ nhàng thường người con gái sẽ xưng với con trai. Cách xưng hô này khác với cách nói "mi, tau" (mày, tao).

>>>Xem thêm: Người Nghệ Tĩnh xưng hô như thế nào?

 

2. Người Hà Tĩnh gọi bố mẹ là gì?


Một cách xưng hô của người Nghệ An, Hà Tĩnh khác mà Nghệ ngữ nhiều lần đề cập đó là cách gọi bố, mẹ. Ở xứ Nghệ, bố mẹ vẫn được dùng hoặc một số vùng sẽ gọi như sau:
 

  • Mẹ: Mệ hoặc mẹ

  • Bố: Cha, thầy, cậu, bọ


Trong đó, từ cha và thầy được dùng nhiều hơn. Từ "cậu, bọ" được dùng ít hơn, chỉ một số vùng. Riêng giới trẻ ngày nay thì gọi "bố" phổ biến hơn. Bạn đọc tìm hiểu chi tiết ở bài Mẹ trong tiếng Nghệ An nhé.
 

3. Vợ/chồng tiếng Nghệ An là gì?

cách xưng hô của người hà tĩnh
Vợ gọi là gấy nhé!



Riêng cách xưng hô của người Nghệ An, Hà Tĩnh khi gọi chồng/vợ thì khá đa dạng. Trong đó phổ biến là cách gọi nhôông/gấy.
 

  • Chồng: Nhôông

  • Vợ: Gấy


Hoặc nếu trong gia đình thì vợ/chồng có thể gọi nhau là: mụ/mệ mi, ôông. Tuy nhiên cách xưng hô này ít phổ biến, thường chỉ dành cho người có tuổi.
 

4. Học cách xưng hô tiếng Nghệ qua thơ lục bát


Để tiện cho việc học cách xưng hô của người Nghệ An, Hà Tĩnh bạn đọc có thể tham khảo bài thơ lục bát sau nha.
 

Anh, em, chị ruột của cha
Quê choa gọi bác, chú, o... đấy mà.
Lại thêm nữa: chị dâu cha, 
Gọi là bác gấy (gái), thật là không sai

Hỏi rằng dượng ấy là ai
Xin thưa dượng ấy chồng o, chồng dì.
Dì là chị ruột mẹ choa
Và là em ruột mẹ choa đây này.

Nếu muốn biết thêm điều này,
“Vợ mày” thì  hỏi “gấy mày", phải không?
 Đi hỏi vợ cho con nói rằng đi “hỏi gấy”
 Để mai này đưa du (rước dâu) về nhà ông bà gia (bố mẹ chồng)

 Mẹ chồng có khi con dâu gọi mụ gia
(Chồng giận thì ra, mụ gia giận thì vào )
Đấy là quan niệm cho hay
Chồng  thương là chính, mụ gia không thương mặc lòng 

Khác với từ ngữ phổ thông
Anh, em trai của mẹ (là cậu) nhớ không, hỡi người?
Vợ cậu, vợ chú nhà ta,
Gọi chung là mự, dễ mà nhầm to!

Ông bà nội ngoại hai bên
Gọi  ôông, hoặc gọi bà là xong
Khác với mấy tỉnh miền trong (Nam)
Phân biệt nội- ngoại để xưng ông – bà

Nếu muốn biết “chị làm gì”
Xin mời cứ hỏi  ” ả làm chi đây?”
Lại còn quan niệm thế này:
Con gái giống cha, giàu ba cửa họ.
Con trai giống mẹ, đói khổ ba đời.
Du là kế thế, rể là người dưng

Là vì:
Con du về lo việc  nhà chồng
Con rể tới nhà, lo mà tiếp đón.
Năng mưa (mưa nhiều) thì giếng năng đầy
Anh năng đi lại mẹ thầy năng thương.
Nhưng cũng lại có ý kiến cho rằng:
Năng mưa thì nước năng thừa
Anh năng đi lại coi thường anh ngay

 

Hy vọng qua bài viết này bạn đọc đã biết về cách xưng hô của người Nghệ An Hà Tĩnh. Nếu còn thắc mắc nào khác bạn có thể để lại bình luận ở dưới bài viết hoặc nhắn tin qua Fanpage Tiếng Nghệ nhé.
 

Tổng hợp bởi www.nghengu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 4 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây