Giấu hay dấu đồ? Giấu diếm hay dấu diếm? Phân biệu dấu hay giấu
Giấu hay dấu đồ? Giấu diếm hay dấu diếm? Che dấu hay che giấu, yêu dấu hay yêu giấu, ẩn dấu hay ẩn giấu, dấu tên hay giấu tên... Cùng Nghệ ngữ phân biệt dấu hay giấu chính xác nhé!
1. Giấu hay dấu là gì?
Giấu hay dấu đều là từ có nghĩa nên thường gây nhầm lẫn với người viết. Để phân biệt dấu hay giấu từ nào đúng thì cần căn cứ vào từng ngữ cảnh. Trước hết ta cùng phân biệt nghĩa từ giấu và dấu nhé.
1.1. Dấu là gì?
Theo từ điển tiếng Việt, dấu là danh từ có nghĩa như sau:
-
Cái còn lưu lại của sự vật, sự việc đã qua, qua đó có thể nhận ra sự vật, sự việc ấy. Ví dụ chúng ta nói: Dấu vân tay, dấu giày... Lúc này từ dấu đồng nghĩa với từ vết, lốt. Trong truyện Kiều có câu: "Đè chừng ngọn gió lần theo, Dấu giày từng bước in rêu rành rành".
-
Cái được định ra theo quy ước (thường bằng kí hiệu) để ghi nhớ hoặc làm hiệu cho biết điều gì. Ví dụ chúng ta nói: Dấu chấm câu, dấu chữ thập đỏ trên xe cứu thương...
-
Hình thường có chữ, được in trên giấy tờ để làm bằng, làm tin về một danh nghĩa nào đó. Ví dụ chúng ta nói: thư được đóng dấu bưu điện, xin dấu xác nhận độc thân...
1.2. Giấu là gì?
Nếu dấu là danh từ, thì từ giấu lại là động từ có nghĩa như sau:
-
Để vào nơi kín đáo nhằm cho người ta không thể thấy, không thể tìm ra được. Ví dụ chúng ta nói: giấu tiền, giấu dao dưới gối...
-
Giữ kín, không muốn cho người ta biết. Ví dụ chúng ta nói: Tôi yêu em nhưng phải giấu tình cảm của mình, hắn giấu tung tích, đồ giấu dốt
Như vậy giấu hay dấu đều có nghĩa như dấu là danh từ, còn giấu là động từ. Chúng ta có thể nhớ ví dụ sau để phân biệt hai từ này: Chị kế toán giấu con dấu khiến giám đốc không tìm ra được.
>>>Xem thêm: Chỉnh chu hay chỉn chu đúng?
2. Bảng phân biệt dấu hay giấu chi tiết
Để phân biệt giấu hay dấu thì chúng ta cần căn cứ vào từng ngữ cảnh. Ví dụ chúng ta phải nói "giấu giếm" chứ không phải "dấu diếm", "giấu bài" chứ không phải "dấu bài"... Bảng tổng hợp sau của Hỏi đáp tiếng Nghệ Tĩnh sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Thắc mắc thường gặp |
Đáp án đúng |
dấu diếm hay giấu giếm |
giấu giếm |
che giấu |
|
giấu diếm hay dấu diếm |
cả 2 đều sai, giấu giếm mới đúng |
yêu dấu |
|
che giấu hay che dấu |
che giấu |
giấu đồ hay dấu đồ |
giấu đồ |
ẩn giấu |
|
dấu tên hay giấu tên |
giấu tên (không cho biết) |
cất dấu hay cất giấu |
cất giấu |
dấu kín hay giấu kín |
giấu kín |
giấu đi hay dấu đi |
giấu đi |
chôn giấu hay chôn dấu |
chôn giấu |
dấu bài hay giấu bài |
giấu bài |
giấu nghề hay dấu nghề |
giấu nghề |
giấu tay hay dấu tay |
giấu tay (ném đá giấu tay) |
chính tả từ không dấu hay là không giấu |
không dấu (dấu câu) |
dấu kỹ hay giấu kỹ |
giấu kỹ |
dấu trong lòng hay giấu trong lòng |
giấu trong lòng |
dấu vết hay giấu vết |
dấu vết |
lỗi chính tả nuôi dấu hay nuôi giấu |
nuôi giấu (nuôi giấu cán bộ cách mạng) |
viết chính tả thế nào dấu diếm hay giấu giếm |
giấu giếm |
viết lưu giấu hay lưu dấu |
lưu dấu |
đóng dấu hay đóng giấu |
đóng dấu |
giấu dép hay dấu dép |
dấu dép (còn giấu dép là đem giấu kín đôi dép đi) |
giấu quần hay dấu quần |
giấu quần (phong cách thời trang giấu quần) |
dấu hiệu hay giấu hiệu |
dấu hiệu |
3. Vì sao nhiều người nhầm lẫn giấu và dấu? Làm sao để nhớ?
Tương tự giơ hay dơ thì giấu hay dấu là cặp từ thường gây nhầm lẫn với người viết. Lý do nhầm lẫn có thể như sau:
-
Dấu hay giấu đều là từ có nghĩa. Trong đó "dấu" là danh từ, còn "giấu" là động từ. Hơn thế hai từ này phát âm giống nhau, khi nói chúng ta không thể phân biệt được.
-
D và g là cặp chữ cái có nhiều từ gây nhầm lẫn trong tiếng Việt nhất. Ví dụ, cặp từ dì hay gì cũng rất dễ gây nhầm lẫn với người viết.
-
Báo chí, mạng xã hội viết sai nhiều nên người viết cứ thế viết theo dẫn đến lỗi sai cơ bản này.
Vậy cần làm gì để phân biệt giấu hay dấu? Thưa bạn đọc, chỉ cần chúng ta nhớ: Dấu là danh từ, giấu là động từ - như vậy khi viết chúng ta sẽ phân biệt được chính xác. Hãy nhớ lại ví dụ sau đây nhé: Con dấu giấu ở trong tủ.
Hy vọng qua bài viết này bạn đọc đã phân biệt được giấu hay dấu trong từng ngữ cảnh. Nếu còn thắc mắc nào khác bạn có thể nhắn tin hoặc để lại bình luận dưới bài viết này nhé!
Tổng hợp bởi Nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Sức thuốc hay xức thuốc đúng? Phân biệt sức hay xức
-
Giòn giã hay ròn rã hay dòn dã viết đúng chính tả tiếng Việt?
-
Viết tỷ hay tỉ đồng đúng? Khi nào viết tỉ hay tỷ?
-
Chọn vẹn hay trọn vẹn đúng chính tả? Phân biệt trọn & chọn
-
Chịu nổi hay chịu nỗi? Chịu không nổi hay chịu không nỗi?
-
Phân biệt dồ hay rồ, bị dồ hay bị rồ, phát rồ hay phát dồ?
-
Rứa thâu là gì trong tiếng Nghệ? Ví dụ về từ rứa thâu
-
Làm lốt hay nốt, xin lốt hay nốt đúng chính tả?
-
Viết cái hủ hay cái hũ đúng? Phân biệt hủ hay hũ chi tiết
-
Không nỗi hay không nổi viết đúng? Mẹo phân biệt nỗi hay nổi
-
Méc hay mét khác nhau thế nào? Méc mẹ hay mét mẹ?