Con dòi hay con giòi đúng chính tả? Tiếng Nghệ gọi là gì?
Con dòi hay con giòi viết đúng chính tả? Đáp án là cả 2 đều viết đúng và được ghi nhận trong từ điển tiếng Việt. Tuy nhiên chúng ta nên viết con giòi vì các lý do sau đây!
1. Con dòi hay con giòi đúng chính tả?
Con dòi hay con giòi viết đúng chính tả? Nếu tra từ điển thì chúng ta sẽ thấy con giòi hay con dòi đều được công nhận cùng nghĩa và viết đúng chính tả. Cụ thể, trong từ điển tiếng Việt dòi/giòi đều là danh từ có nghĩa "dạng ấu trùng của ruồi, nhặng".
Điều này hoàn toàn khác với các trường hợp nhầm lẫn d/gi như dày vò và giày vò, dữ tợn/giữ tợn... hoặc con dán hay con gián nhé!
Trên thực tế, khi đọc báo chí chúng ta vẫn thấy dòi hoặc giòi đều được sử dụng trong các bài viết. Ví dụ ở báo Tuổi trẻ Online bạn đọc thấy như sau:
Con giòi:
-
Dừng vĩnh viễn cơ sở bánh mì chảo pate có giòi tại Thái Bình
-
Đi ăn bánh mì chảo, khách tá hỏa phát hiện pate lúc nhúc giòi
-
Hàng chục con giòi lúc nhúc trong khí quản người đàn ông
-
Phát hiện bé gái sơ sinh tím tái bị bỏ trong rừng, giòi bò lúc nhúc trên người
-
Giòi bò trong đĩa cơm trưa của công nhân ở Quảng Nam, công ty nói gì?
Con dòi:
-
Phạt hành chính người bán cá lóc nướng có dòi bò lúc nhúc
-
Không thể ngủ vì có cảm giác như bị dòi bò trong chân
-
Suất ăn có dòi ở Khu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi là tin giả
-
Làm rõ thông tin có dòi trong thịt gà cung cấp cho trường học ở Huế
-
Công ty Hàn Quốc xin lỗi công nhân về phần ăn trưa nghi có dòi
Như vậy, dù bạn đọc viết con dòi hay con giòi thì vẫn được công nhận đúng chính tả nhé. Nên bạn đọc không cần quá cân nhắc chuyện này.
2. Giòi hay dòi từ nào có trước?
Dòi/giòi là loại ấu trùng của ruồi/nhặng, thường ăn các loại thịt thối rữa, đặc biệt hay xuất hiện tại những vết thương hở lâu ngày không được băng bó. Vậy trong 2 cách gọi con giòi và con dòi thì từ nào có trước?
-
Theo Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của thì ghi nhận: Giòi: Loại trùng nhỏ mà tráng (trắng?), hay sinh trong mấy chỗ dơ… Trong tài liệu này không ghi nhận từ "dòi".
-
Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức thì giải thích "giòi" là loại bọ ở trứng giống ruồi nở ra. Tự điển này này cũng dẫn câu tục ngữ: “Chẳng ưa thì dưa có giòi”. Và từ điển này cũng không ghi nhận từ "dòi".
-
Sau này, từ điển điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên mới ghi nhận “dòi”, nhưng quyển từ điển này cũng nói “giòi” là từ cũ và có nghĩa tương đồng với "dòi".
Như vậy, có thể khẳng định "giòi" là từ cũ có trước, cách viết chính xác. Còn từ "dòi" do cách viết “gi” và “d” mà ra như giắt hay dắt? Dắt răng hay giắt răng?
3. Tiếng Nghệ gọi con giòi là gì?
Ở Nghệ Tĩnh, người dân gọi con dòi/giòi là "con troi". Đây là phương ngữ xứ Nghệ rất độc đáo mà Nghệ ngữ nhiều lần đề cập.
Kết lại khi thắc mắc nên viết con dòi hay con giòi thì bạn đọc nên viết con giòi theo đúng từ cũ/từ đầu tiên nhé. Nếu còn thắc mắc khác bạn đọc có thể nhắn tin qua Facebook tiếng Nghệ nha.
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Làm lốt hay nốt, xin lốt hay nốt đúng chính tả?
-
Méc hay mét khác nhau thế nào? Méc mẹ hay mét mẹ?
-
Viết kỹ càng hay kĩ càng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Tí hay tý? Tí nữa hay tý nữa? Tí xíu hay tý xíu viết đúng?
-
Xì xụp hay sì sụp đúng? Khi nào dùng sì sụp hoặc xì xụp?
-
Lãng tử là gì? Người lãng tử là người như thế nào?
-
Sà xuống hay xà xuống? Sà vào lòng hay xà vào lòng?
-
Tai vách mạch dừng hay tai vách mạch rừng mới đúng?
-
Không nói lên lời hay nên lời? Thốt lên lời hay thốt nên lời?
-
Ráng lên hay rán lên? Ráng chịu hay rán chịu đúng?
-
Già dơ hay già rơ mới là từ đúng chính tả?