Dong chơi hay rong chơi viết đúng? Cách phân biệt dong hay rong
1. Dong chơi hay rong chơi viết đúng?
Dong chơi hay rong chơi viết đúng chính tả? Đáp án là rong chơi viết đúng chính tả, còn dong chơi/giong chơi viết sai nhé.
Cụ thể, trong từ điển tiếng Việt từ "rong" có nghĩa là "đi lang thang đây đó, hết chỗ này đến chỗ khác, không dừng lại lâu ở đâu cả" nên viết rong chơi là chính xác.
Hoặc trên báo chí, chúng ta cũng thấy từ rong chơi được dùng khá phổ biến. Ví dụ, trên báo Tuổi trẻ chúng ta thấy các bài viết sau:
-
Những ngày rong chơi của Minh Tốc & Lam
-
'Rong chơi miền nhớ' cùng nhóm họa sĩ Ba Cái Bông
-
Những ca khúc nghe là muốn rong chơi ngày hè
-
Lời mời gọi rong chơi mùa hè ở An Lâm Retreats
-
Cuối tuần rong chơi xóm chài bình dị ở Phú Quốc, du khách tới là mê
>>>Tìm hiểu thêm: Cách phân biệt chở hay trở
2. Rong ruổi hay dong duổi?
Tương tự dong chơi hay rong chơi thì nhiều người cũng nhầm lẫn rong ruổi hay dong duổi. Và đáp án bạn cần nhớ là: Rong ruổi viết đúng chính tả, còn dong duổi không có nghĩa.
Cụ thể, trong từ điển tiếng Việt ghi nhận từ rong ruổi là động từ có nghĩa "đi liên tục trên chặng đường dài, nhằm mục đích nhất định".
Ví dụ, trên báo chí chúng ta thấy từ này được dùng như sau:
-
Rong ruổi tìm người đồng hành đến hết cuộc đời
-
Bến đỗ sau những tháng ngày rong ruổi theo đuổi đam mê
-
Mẹ Việt cùng con 3 tuổi rong ruổi Pakistan 18 ngày
-
Gia đình trẻ rong ruổi Quy Nhơn - Phú Yên săn ảnh đẹp
-
17 ngày rong ruổi Mông Cổ của nữ du khách Việt
3. Thong dong hay thong rong?
Ngoài rong chơi hay dong chơi, rong ruổi hay dong duổi thì một cặp từ khác cũng dễ gây nhầm lẫn đó là thong dong hay thong rong.
Đáp án chính xác là thong dong bạn nhé. Cụ thể, trong từ điển tiếng Việt chỉ ghi nhận từ thong dong là tính từ có nghĩa "thảnh thơi, nhàn nhã, không có vẻ gì là vội vàng".
Trên báo chí, chúng ta dễ dàng thấy từ thong dong được dùng rất nhiều. Ví dụ như sau:
-
Liverpool - Benfica: Thong dong vào bán kết
-
U50 sống thong dong vì sinh con sớm
-
Cô gái tuổi ngựa thích sự thong dong, nhẹ nhàng
4. Cách phân biệt dong hay rong hay giong
Còn vô số trường hợp nhầm lẫn giữa dong hay rong. Để phân biệt từ nào viết đúng chính tả bạn đọc nhớ nghĩa như sau nhé:
Dong:
-
Là danh từ chỉ tên một loại cây: cỏ dong, khoai dong, lá dong (đùm bánh chưng)
-
Động từ có nghĩa "đi kèm bên cạnh để trông coi và dẫn đến nơi nào đó": dong tù về trại, dong trâu về chuồng..
-
Động từ có nghĩa "đưa lên cao, giơ cao lên đến mức ở xa cũng nhìn thấy": dong buồm ra khơi, trống giục cờ dong
Rong:
-
Là danh từ, chỉ tên gọi chung những thực vật bậc cao sống ở nước, thường có thân mảnh, hình dải dài mọc sát vào nhau: Rong biển.
-
Là động từ có nghĩa "đi lang thang đây đó, hết chỗ này đến chỗ khác, không dừng lại lâu ở đâu cả": bán hàng rong, suốt ngày rong chơi
Giong: Có nghĩa như dong nhưng ít dùng hơn.
Lưu ý thêm: Trong từ điển tiếng Nghệ Tĩnh, từ "dong" còn có nghĩa là "cái ghế ngồi dài" - một vật dụng cũ trong gia đình. Tuy nhiên bây giờ không còn phổ biến.
Để bạn đọc dễ phân biệt, chuyên mục Hỏi đáp tiếng Nghệ đã tổng hợp bảng sau:
Thắc mắc thường gặp |
Cách viết đúng chính tả |
dong chơi hay rong chơi |
rong chơi |
rong ruổi hay dong duổi |
rong ruổi |
rong xe hay dong xe |
dong xe |
thong dong hay thong rong |
thong dong |
miến dong hay miến rong |
miến dong |
dong biển hay rong biển |
rong biển |
dong ruổi hay rong ruổi |
rong ruổi |
hàng rong hay hàng dong |
hàng rong |
rong chơi hay dong chơi hay giong chơi |
rong chơi |
rong thuyền hay dong thuyền |
dong thuyền |
Hy vọng qua bài viết này bạn đọc đã phân biệt được dong hay rong trong các trường hợp như dong chơi hay rong chơi, rong ruổi hay dong duổi, thong rong hay thong dong. Nếu còn thắc mắc khác bạn nhắn tin qua Facebook tiếng Nghệ Tĩnh nhé!
Tổng hợp bởi www.nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Làm lốt hay nốt, xin lốt hay nốt đúng chính tả?
-
Méc hay mét khác nhau thế nào? Méc mẹ hay mét mẹ?
-
Viết kỹ càng hay kĩ càng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Tí hay tý? Tí nữa hay tý nữa? Tí xíu hay tý xíu viết đúng?
-
Xì xụp hay sì sụp đúng? Khi nào dùng sì sụp hoặc xì xụp?
-
Lãng tử là gì? Người lãng tử là người như thế nào?
-
Sà xuống hay xà xuống? Sà vào lòng hay xà vào lòng?
-
Tai vách mạch dừng hay tai vách mạch rừng mới đúng?
-
Không nói lên lời hay nên lời? Thốt lên lời hay thốt nên lời?
-
Già dơ hay già rơ mới là từ đúng chính tả?
-
Ráng lên hay rán lên? Ráng chịu hay rán chịu đúng?