Hỏi đáp tiếng Nghệ: Vơ, khạc, rú, chơ răng nựa...
Trong thời gian qua, Nghệ ngữ đã nhận được nhiều câu hỏi từ bạn đọc ngoài tỉnh về các từ: Vơ, khạc, bổ, rú, mậm... Bài viết này Admin sẽ giải đáp chi tiết. Mời bạn theo dõi!
1. Vơ tiếng Nghệ An là gì?
Một bạn đọc ngoài tỉnh về Nghệ An chơi, nghe người dân ở đây hay nói: Vơ làng, vơ bay ơi... và hỏi vơ tiếng Nghệ An là gì?
Xin giải đáp, vơ ở đây nghĩa là "ơi" một cách gọi. Ví dụ: Vơ làng có nghĩa ơi làng nước ơi, vơ bay ơi có nghĩa ơi bọn mày ơi....
2. Khạc tiếng Nghệ An là gì?
Một bạn đọc khác lại hỏi về từ "khạc" trong tiếng Nghệ là gì. Và đáp án của chúng tôi là khạc là động từ có nghĩa "bật mạnh hơi để đẩy vật đang vướng trong cổ họng ra ngoài". Ví dụ, khạc đờm, khạc nác méng (nước miếng)...
3. Nào tiếng Nghệ An là gì?
Vậy từ nào nói như thế nào trong tiếng Nghệ? Xin thưa, từ nào = mồ trong tiếng Nghệ.
Ví dụ:
-
Cho miếng nước nào = cho méng nác mồ
-
Cho hôn cái nào = Cho hun cấy mồ
-
Nghỉ chút đã nào = Nghỉ chút đạ mồ
Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về từ mồ tiếng Nghệ An mà Nghệ ngữ đã giới thiệu trước đó nhé.
3. Xin lỗi tiếng Nghệ An nói như thế nào?
Nếu cần xin lỗi bằng tiếng Nghệ, bạn đọc chỉ cần nói "xin lội". Cụ thể từ "lỗi" nói thành "lội" theo đúng cách nói trong tiếng Nghệ là dấu ngã sang dấu nặng nhé.
Ví dụ: Xin lội em, xin lội enh....
Còn từ cảm ơn tiếng Nghệ An bạn vẫn nói như tiếng Việt phổ thông nhé. Tức dùng cảm ơn/cám ơn đều được.
4. Gì trong tiếng Nghệ An nói như thế nào?
Riêng từ gì trong tiếng Nghệ An và Hà Tĩnh thì nói thành từ "chi". Ví dụ cụ thể như sau:
-
Làm gì = mần chi
-
Ăn gì = ăn chi
-
Nói gì = nói chi
Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm các nghĩa của từ chi trong tiếng Nghệ An ở bài viết trước đó nhé.
5. Chơ tiếng Nghệ An là gì? Chơ răng nựa là gì?
Một từ khác cũng khiến bạn đọc ngoài tỉnh khó hiểu khi về xứ Nghệ đó là từ "chơ".
Xin thưa với bạn, từ "chơ" tiếng Nghệ An Hà Tĩnh có nghĩa là "chứ". Ví dụ cụ thể như sau:
-
Chơ răng nựa = chứ sao nữa
-
Chơ răng = chứ sao
-
Rứa chơ = Thế chứ
6. Rú tiếng Nghệ An Hà Tĩnh là gì?
Trong tiếng Nghệ, từ rú có đến 3 nghĩa như sau:
-
Là danh từ có nghĩa núi có nhiều cây cối rậm rạp. Ví dụ bạn đọc nghe người Nghệ hay nói đi rú, vè đi rú, chuyện đi rú...
-
Là động từ có nghĩa bật lên tiếng kêu to và dài, thường do bị tác động quá bất ngờ. Ví dụ, rú lên một tiếng, mừng rú...
-
Là động từ có nghĩa phát ra những tiếng to và dài. Ví dụ, xe máy rú ga...
7. Mi tiếng Nghệ An là gì?
Mi là cách xưng hô trong tiếng Nghệ, có nghĩa là "mày". Ví dụ:
-
Mi với tau = mày với tao
-
Mi đi mô rứa = Mày đi đâu thế
-
Mi mần chi ở mô = Mày làm gì ở đâu
-
Mi ăn chi chưa = Mày ăn gì chưa
-
Mi lâu nỏ chộ hè = Mày lâu chẳng thấy nhỉ
Ngoài từ mi, người Nghệ còn nhiều cách xưng hô như: Ung - mềnh (cậu và tớ), mềnh - lạo (mình với bạn).
8. Thông minh tiếng Nghệ An là gì?
Với từ này, tiếng Nghệ vẫn dùng "thông minh" như tiếng Việt phổ thông nhé. Nhưng bạn lưu ý, tính cách người Nghệ hay trêu ghẹo, chọc cười nên hẳn sẽ đùa bạn trong chuyện này.
Ví dụ họ bảo với bạn rằng: Thông minh trong tiếng Nghệ là "trốc tru" thì đừng tin nha. Nên nhớ "trốc tru" tương đương với ngu ngốc trong tiếng Nghệ nha.
9. Bổ tiếng Nghệ An là gì?
Trong tiếng Nghệ từ bổ có 3 nghĩa như sau:
-
Là động từ có nghĩa "ngã"", "té". Ví dụ: chạy bị bổ (chạy bị ngã), bổ trửa cươi (ngã giữa sân)...
-
Là động từ có nghĩa "giơ cao và giáng mạnh cho lưỡi sắc cắm sâu xuống làm cho tách ra, vỡ ra". Ví dụ: Bổ củi... Hoặc nhiều vùng nói "bửa" đồng nghĩa với bổ
-
Là động từ có nghĩa dùng lưỡi dao cắt để chia quả cây làm nhiều phần theo chiều dọc. Ví dụ: bổ cam, bổ cau
10. Mậm tiếng Nghệ An là gì?
Với từ mậm trong tiếng Nghệ bạn nhớ có nghĩa là "mầm" nhé (bộ phận mới nhú ra từ hạt, củ hoặc cành để về sau lớn lên thành cây, thành cành).
Ví dụ: Ló nảy mậm (thóc nảy mầm), mậm ngấy (mầm ngấy)...
11. Cha mi là gì?
Trong tiếng Nghệ "cha mi" nghĩa là "cha mày". Đây là một cách chửi yêu, chửi để nhắc nhở chứ không có ý nặng nè nhé. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn ở những câu chửi tiếng Nghệ nha.
Ở trên là nghĩa chi tiết từng từ như vơ, khạc, bổ, rú, mậm... trong tiếng Nghệ. Nếu còn thắc mắc nào khác bạn vui lòng nhắn tin qua Fanpage tiếng Nghệ nhé!
Tổng hợp bởi Nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Làm lốt hay nốt, xin lốt hay nốt đúng chính tả?
-
Méc hay mét khác nhau thế nào? Méc mẹ hay mét mẹ?
-
Viết kỹ càng hay kĩ càng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Tí hay tý? Tí nữa hay tý nữa? Tí xíu hay tý xíu viết đúng?
-
Xì xụp hay sì sụp đúng? Khi nào dùng sì sụp hoặc xì xụp?
-
Lãng tử là gì? Người lãng tử là người như thế nào?
-
Sà xuống hay xà xuống? Sà vào lòng hay xà vào lòng?
-
Tai vách mạch dừng hay tai vách mạch rừng mới đúng?
-
Không nói lên lời hay nên lời? Thốt lên lời hay thốt nên lời?
-
Già dơ hay già rơ mới là từ đúng chính tả?
-
Ráng lên hay rán lên? Ráng chịu hay rán chịu đúng?