Chi tiếng Nghệ An là gì? 10 ví dụ dùng từ chi

Thứ năm - 22/12/2022 22:19

Bạn đọc ngoài tỉnh hẳn nghe các từ như: ngon chì chi, cấy chi rứa, mần chi nựa... Vậy từ chi tiếng Nghệ An là gì? Mời bạn đọc cùng Nghệ ngữ tìm hiểu qua các ví dụ trong bài viết sau nha.

Chi tiếng Nghệ An là gì
Cấy chi a ri?

 

1. Chi tiếng Việt nghĩa là gì?


Trước khi tìm hiểu chi tiếng Nghệ An là gì chúng ta cùng tìm hiểu từ chi trong tiếng Việt nhé. Theo từ điển tiếng Việt từ chi có 4 nghĩa khác nhau như sau:
 

  • Danh từ: Để chỉ tay, chân động vật có xương sống. Ví dụ tứ chi...

  • Danh từ: Để chỉ ngành trong dòng họ. Ví dụ cùng họ khác chi

  • Danh từ: Nói tắt của Địa chi

  • Động từ: Bỏ tiền ra dùng vào việc mua sắm gì đó. Ví dụ chi tiền...


Như vậy, từ chi trong tiếng Việt có nhiều nghĩa khác nhau. Và trên thực tế người Nghệ cũng dùng từ chi với các nghĩa như trên. Ví dụ người Nghệ vẫn nói "chi tiền", hoặc "cùng họ khác chi" hay nói "tứ chi" như bình thường. Tuy nhiên trong tiếng Nghệ từ "chi" còn một nghĩa sau như sau đây.

chi tieng nghe an
Từ chi có nghĩa là gì trong tiếng phổ thông.

 

2. Chi tiếng Nghệ An là gì?


Ngoài các nghĩa như từ chi trong phổ thông thì từ chi trong tiếng Nghệ còn có các nghĩa như sau. Hãy cùng Nghệ ngữ tìm hiểu qua các ví dụ sau đây nhé.
 

  • Mần chi rứa: Làm gì thế

  • Cấy chi rứa: Cái gì thế

  • Ngon chì chi: Ngon gì đâu!


Như vậy, qua các ví dụ này có thể thấy từ "chi" trong tiếng Nghệ có nghĩa là "gì". Đây là một phương ngữ đặc trưng của người Nghệ An và Hà Tĩnh.

Nếu tìm hiểu kỹ, bạn đọc sẽ thấy từ chi xuất hiện rất nhiều trong ca dao tục ngữ xứ Nghệ. Ví dụ người Nghệ có câu sau:


Chi cụng hay, lưa tí óc cay cụng nghiện

Câu này dịch ra tiếng phổ thông là: Cái gì cũng hay, đến cái ớt cay cũng nghiện. Câu này để chỉ người cái gì cũng thông thạo, sành sõi. Cha con ông thì chi cũng hay, lưa tí hột cay cũng nghiện.

Điều đặc biệt hơn, trong bài viết Tiếng Nghệ trong truyện Kiều tác giả Trần Quỳnh Trang đã thống kê đại thi hào Nguyễn Du sử dụng từ chi 63 lần.


“Phũ phàng chi bấy hóa công
Ngày xanh mòn mỏi, má hồng phôi pha”

“Ông tơ ghét bỏ chi nhau
Chưa vui sum họp đã sầu chia phôi”

Cớ gì ngồi nhẫn tàn canh
Nỗi riêng còn mắc với tình chi đây”
“Tiểu thư lại thét lấy nàng
Cuộc vui, gảy khúc đoạn trường ấy chi”


Theo tác giả, trong Truyện Kiều, từ chi không chỉ được sử dụng trong câu nghi vấn mà trong một số trường hợp từ chi chủ yếu để biểu lộ sắc thái tình cảm, cảm xúc.

“Người đâu gặp gỡ làm chi
Trăm năm biết có duyên gì hay không”

"Duyên kia có phụ chi tình
Mà toan chia gánh chung tình làm hai?" 


Như vậy, từ chi có nghĩa là gì trong câu nghi vấn, và cũng là cách để biểu đạt cảm xúc, tình cảm của người Nghệ. Hy vọng rằng qua bài viết này bạn đọc sẽ hiểu từ chi tiếng Nghệ An là gì rồi. Nếu còn thắc mắc nào khác bạn đọc vui lòng nhắn tin qua Fanpage Tiếng Nghệ nha.

 >>> Xem thêm: Ni tiếng Nghệ An là gì? Lúc nào dùng từ ni?

Tác giả: Nghệ Ngữ

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây