Kìm chế hay kiềm chế đúng? Phân biệt kìm hay kiềm
1. Kìm chế hay kiềm chế đúng?
Trên báo chí chúng ta sẽ thấy cả 2 cách viết kìm chế hay kiềm chế như trường hợp hiểu lầm hay hiểu nhầm. Tuy nhiên, như chúng tôi đề cập ở đầu bài viết, từ kiềm chế viết đúng chính tả và được ghi nhận trong từ điển tiếng Việt.
Cụ thể, từ điển tiếng Việt ghi nhận kiềm chế là động từ có nghĩa "giữ ở một chừng mực nhất định không cho tự do hoạt động, tự do phát triển". Ví dụ: giận quá, không kiềm chế được... Từ kiềm chế đồng nghĩa với các từ kềm chế, khiên chế, kìm giữ, kìm nén.
Tuy nhiên, trên báo chí vẫn tồn tại cả 2 cách viết, điều đó cho thấy kiềm chế lẫn kìm chế đều đang được sử dụng với một nghĩa như nhau. Ví dụ như sau:
Kìm chế:
-
“Tôi sẽ kìm chế tại Stamford Bridge”
-
Châm cứu có kìm chế gai cột sống phát triển?
-
Trung Quốc quyết kìm chế lạm phát
Kiềm chế:
-
Việt Nam kêu gọi các bên ở Trung Đông kiềm chế
-
Ông Medvedev: Nga thể hiện kiềm chế khi chưa dùng vũ khí hạt nhân
-
Vụ ám sát hụt Trump lần hai có thể khiến chính trị gia Mỹ kiềm chế ngôn từ
Cũng theo tìm hiểu của Nghệ ngữ, từ "kìm chế" hiện được sử dụng ít hơn, lại không có trong từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học vì thế nên tốt nhất bạn hãy chọn cách viết "kiềm chế" nhé!
>>>Tìm hiểu thêm: Đạt giải hay đoạt giải viết đúng? Phân biệt đạt và đoạt
2. Bảng phân biệt kìm hay kiềm
Không chỉ có trường hợp kìm chế hay kiềm chế mà nhiều từ cũng gây nhầm lẫn giữa kìm/kiềm. Bảng sau sẽ giúp bạn đọc tham khảo chi tiết hơn.
Thắc mắc |
Cách viết đúng chính tả |
kìm hãm hay kiềm hãm |
kìm hãm |
kìm lại hay kiềm lại |
kìm lại |
kiềm chế hay kềm chế |
2 cách viết đều đúng |
kìm nén hay kiềm nén |
kìm nén |
cái kìm hay kiềm |
cái kìm |
kìm kẹp hay kiềm kẹp |
kìm kẹp |
cây kìm hay cây kiềm |
cây kìm |
kìm lòng hay kiềm lòng |
kìm lòng |
Kết lại, với trường hợp trên bạn đọc nên viết kiềm chế để phù hợp hơn với hiện tại nha. Nếu còn thắc mắc nào khác bạn hãy nhắn tin qua Facebook tiếng Nghệ nhé!
Viết bởi Nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Làm lốt hay nốt, xin lốt hay nốt đúng chính tả?
-
Viết kỹ càng hay kĩ càng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Tí hay tý? Tí nữa hay tý nữa? Tí xíu hay tý xíu viết đúng?
-
Xì xụp hay sì sụp đúng? Khi nào dùng sì sụp hoặc xì xụp?
-
Lãng tử là gì? Người lãng tử là người như thế nào?
-
Sà xuống hay xà xuống? Sà vào lòng hay xà vào lòng?
-
Tai vách mạch dừng hay tai vách mạch rừng mới đúng?
-
Không nói lên lời hay nên lời? Thốt lên lời hay thốt nên lời?
-
Già dơ hay già rơ mới là từ đúng chính tả?
-
Ráng lên hay rán lên? Ráng chịu hay rán chịu đúng?
-
Xạo ke là gì? Xạo ke có phải là một từ nói tục?